Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 23/02/2025 09:18 (GMT+7)

Được thuê để cắt ghép, chế ảnh ‘nóng’ của người khác sẽ bị xử lý thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm tống tiền. Vậy, những đối tượng được thuê cắt ghép, chế ảnh ‘nóng’ của người khác có phạm pháp?

Theo Bộ Công an, các đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm mục đích tống tiền thường nhắm đến nạn nhân là người có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.

Những đối tượng này thường thuê những cá nhân có am hiểu nhất định về nhiếp ảnh, có kỹ thuật chỉnh sửa, cắt dán, dựng hình ảnh để chế ảnh ‘nóng” của một số cá nhân khác rồi sử dụng hình ảnh, clip đó để tống tiền. Cá nhân được thuê chế ảnh có thể biết hoặc không biết mục đích của các đối tượng này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề trên, theo Luật sư Lê Hồng Vân, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc người khác tự ý sử dụng hình ảnh mà không được sự đồng ý của chủ thể là vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp:

Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Do đó, khi phát hiện việc sử dụng hình ảnh vi phạm quy định của pháp luật thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định.

Từ quy định trên có thể thấy, hành vi chế ảnh ‘nóng’, ảnh nhạy cảm là hành vi vi phạm pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân do điều này không được sự đồng ý của cá nhân có hình ảnh. Ngay cả khi người ‘chế’ hình ảnh, clip không biết rõ mục đích sử dụng những hình ảnh này, song trên thực tế, nó có thể làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân, thậm chí là thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần của chủ thể.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người được thuê chế ảnh “nóng” có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, người vi phạm có thể phải bị thu hồi, tiêu huỷ đối với hình ảnh đã chế, đã chỉnh sửa và bồi thường thiệt hại cho cá nhân có hình ảnh - luật sư Lê Hồng Vân nhấn mạnh.

Về phạt hành chính, theo khoản 5 Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, người sửa chữa, cắt ghép ảnh chụp làm sai lệch nội dung nhằm xâm phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Nếu người bị chế hình ảnh là vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa thì mức xử phạt là 40-50 triệu đồng.

Trường hợp chế ảnh nhằm bôi nhọ, hạ nhục người khác nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý về tội ‘Làm nhục người khác’ tại Điều 155 BLHS 2015 với mức hình phạt cao nhất lên tới 05 năm tù.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Chế độ thai sản khi vợ chồng làm cùng cơ quan
Vợ chồng tôi làm cùng một cơ quan, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trên 03 năm. Vậy, khi tôi nghỉ sinh con thì chồng của tôi có được hưởng tiền trợ cấp thai sản không? Bạn đọc T.H.B. hỏi.

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Tôi lương 100 triệu/tháng nhưng nói với mối tình đầu chỉ 15 triệu, cô ấy nói 5 từ khiến tôi điếng người
Tôi từng nghĩ, có những người đi qua trong đời rồi quên, và tình cảm thời tuổi trẻ cũng chỉ là chút rung động thoáng qua. Mãi đến khi bước qua tuổi 30, sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, tôi mới hiểu có những người không còn bên mình nữa, nhưng mãi mãi ở lại trong tim.
Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính
Vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN ngày 05/4/2025 hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo đó, văn bản nêu rõ, không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.