Mỹ phẩm A Cosmetics ngang nhiên “lừa dối” khách hàng tại sao không tẩy chay và chế tài?
Việc bà chủ Đặng Thị Phương Anh, chủ mưu điều hành nhân viên tuyến dưới quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm thương hiệu A Cosmetics như thần dược “đặc trị” như: trị thâm, trị mụn, tái sinh làn da, phục hồi tái tạo trẻ hoá da, trị nám chống nắng trẻ hoá da…là hồi chuông đáng báo động cho việc làm vi phạm pháp luật, vì tiền bất chấp sức khoẻ của người khác.
Một thương hiệu mỹ phẩm đình đám, được bà chủ Phương Anh đăng đàn giới thiệu là có đủ hồ sơ pháp lý chuẩn chỉnh theo quy định. Được cấp phép công bố lưu hành, được sản xuất trên dây chuyền nhà máy hiện đại và còn đặc biệt là đạt tiêu chuẩn CGMP (tiêu chuẩn cao nhất về thực hành sản xuất mỹ phẩm của Châu Á). Do đó, bà Phương Anh phải biết các quy định của pháp luật về nghành hàng mà mình đang sản xuất và phân phối. Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm, cùng với hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm thì những từ dùng cho quảng cáo như: Săn chắc cơ thể; Trị mụn, điều trị, chữa khỏi, làm lành mụn; Giảm/ kiểm soát sự sưng tấy phù nề; Loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo; Diệt nấm; Diệt virus; Kích thích… không được chấp nhận dùng trong quảng cáo mỹ phẩm.
Đã biết rõ quy định là vậy nhưng bà Phương Anh vẫn cố tình tự mình quảng cáo và chủ mưu chỉ đạo tuyến dưới của công ty quảng cáo các sản phẩm của công ty công dụng hơn cả thuốc chữa bệnh. Thậm chí hô biến công dụng của sản phẩm như “thần dược” thì là một việc làm thiếu đạo đức.
Đặc biệt hành vi của bà Phương Anh biết mà vẫn vi phạm, cố tình vi phạm và xúi giục người khác vi phạm là lừa dối khách hàng, là hành vi gian dối của người bán hàng trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng. Lừa dối khách hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự quản lí thị trường. Trong luật hình sự Việt Nam, hành vi lừa dối khách hàng được quy định là tội danh độc lập kể từ khi Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 có hiệu lực.
Ngoài ra, trên các diễn đàn mạng xã hội, CEO Đặng Thị Phương Anh cũng liên tục xây dựng hình ảnh và tô vẽ uy tín của một người phụ nữ Việt khởi nghiệp thành công. Các giải thưởng vinh danh CEO và thương hiệu A Cosmetics có được khiến khách hàng vô cùng choáng ngợp, ngơ ngác không hiểu sao một thương hiệu chỉ mới xuất hiện mà đạt quá nhiều giải thưởng. Ngoài ra còn có nhà lớn cùng với siêu xe. Phải chăng đây là chiêu trò để lừa đảo người tiêu dùng, biến người tiêu dùng thành trò hề sống chết mặc bây, tiền cứ vào túi là được.Khi đó, tội này có tên là tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, tội lừa dối khách hàng đều được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế”. Theo Bộ luật hình sự, tội lừa dối khách hàng đòi hỏi các dấu hiệu sau: 4) Chủ thể có hành vi lừa dối trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng. Hành vi lừa dối này có thể được thực hiện qua các thủ đoạn như cân, đong, đo, đếm, tính gian hoặc đánh tráo loại hàng...; 2) Hành vi lừa dối đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc chủ thể là người đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Theo thông tin cung cấp của cơ quan quản lý thị trường, đây là mưu mẹo lách luật xuất hiện thường xuyên gần đây của các doanh nghiệp mới thành lập, chưa gây được tiếng vang trên thương trường. Họ hay đi nhận các giải thưởng "ao làng" vinh danh không uy tín, lợi dụng kẽ hở pháp luật để sản xuất hàng kém chất lượng, vi phạm qui định pháp luật nhưng bán giá rất cao, thậm chí cao hơn hẳn sản phẩm nhập khẩu nhưng chất lượng thì rất khó xác định. Để né tránh cơ quan quản lý Nhà nước, họ thường hoạt động lén lút tại địa chỉ khác với địa chỉ đăng ký kinh doanh, và khi xảy ra khiếu nại thì khách hàng cũng không tài nào tìm kiếm ra. công ty TNHH sản xuất Thương mại dịch vụ đầu tư mỹ phẩm Phương Anh là một trường hợp điển hình về vi phạm pháp luật nhức nhối gần đây. Sai phạm này cần sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan chức năng.
Dư luận đang đặt ra nhiều nghi vấn: Tại sao một sản phẩm quảng cáo thổi phồng công dụng với rất nhiều sai phạm, lại công khai và ngang nhiên PR, quảng bá giữa thanh thiên bạch nhật, kéo dài hàng tháng mà không có sự vào cuộc, lên tiếng hay xử lý của các cơ quan chức năng? Vậy, vai trò của Quản lý thị trường ở đâu? Vai trò của Sở y tế ở đâu? Và có hay không sự chống lưng, bao che dung túng từ các cơ quan này cho sản phẩm A Cosmetics và bà chủ điều hành Đặng Thị Phương Anh?
Sức Khoẻ Việt sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.