Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một phụ nữ được cho là nhân viên Trạm y tế xã Nam Điền (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã với người dân đến xin tets nhanh cho con nghi nhiễm Covid-19.
Trên địa bàn Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
Nhiều người gặp tình trạng khi đang dương tính thì "khoẻ như vâm" nhưng 1 tháng sau khỏi bệnh thì sức khỏe giảm sút, đi lại mệt mỏi, nói vài câu thì hụt hơi...
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký tờ trình gửi Thủ tướng về việc giải quyết cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động mắc Covid-19.
Giáo sư Tim Spector, Đại học King's College London cho biết trung bình mọi người vẫn cho kết quả dương tính với Omicron của SARS-CoV-2 trong khoảng 8 ngày.
Tại nhiều phường xã ở Hà Nội, nhân viên các trạm y tế dù mắc COVID-19 nhưng vẫn phải làm việc tại nhà, hoặc trong phòng riêng tại cơ quan chứ không được nghỉ. Việc tăng cường nhân viên y tế giữa các phường là khó khăn, do phường nào cũng quá tải.
Bà Hoàng Ánh Hậu, 32 tuổi (TP.HCM) phản ánh về việc y bác sĩ Bệnh viện FV đã sai sót, tắc trách khiến cho bà Hậu suýt mất mạng và giờ vẫn còn di chứng; con bà Hậu, bên cạnh việc rối loạn tiêu hoá và có nguy cơ tàn tật bàn tay nếu không chữa trị lâu dài.
Theo Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, từ 17h ngày 4/3 đến 17h ngày 5/3, trên địa bàn ghi nhận thêm 2.257 trường hợp mắc COVID-19 mới (số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước đến nay). Trong đó TP Cao Bằng có số ca mắc cao nhất với 777 bệnh nhân.
Để đảm bảo các F0 nhẹ dễ tiếp cận thuốc kháng virus (Molnupiravir) Bộ Y tế đề xuất cho phép cơ sở bán lẻ thuốc được phép kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc này.