Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 25/11/2023 12:11 (GMT+7)

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm

Theo dõi GĐ&PL trên

Chuyên gia chỉ ra một số lợi ích khi cho trẻ đi chân trần, cũng như khi nào nên mang tất cho trẻ.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 1

Mang tất có thể giữ cho chân trẻ ấm và bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài như cảm lạnh, vết trầy xước hay chấn thương nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ ra ngoài trong thời tiết lạnh, hoặc khi ở trong các khu vực có tiềm năng tiếp xúc với vật liệu nhọn hoặc bẩn.

Tuy nhiên, cho trẻ đi chân trần cũng có lợi ích. Đi chân trần giúp trẻ phát triển cơ bắp chân, khả năng cảm nhận vị trí, độ rung và cảm giác trên bề mặt... Điều này có thể tăng cường sự cân bằng và phát triển các kỹ năng đi lại của trẻ.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 2

Vì sao không nên đi tất cho trẻ khi ở nhà?

Thực tế, nếu nhiệt độ trong nhà phù hợp, trẻ sẽ không dễ bị cảm lạnh ngay cả khi ngủ chân trần.

Vì trẻ sơ sinh có quá trình trao đổi chất mạnh nên nhiệt độ cơ thể cao hơn người lớn và đặc biệt dễ đổ mồ hôi. Nếu bố mẹ đi tất dày trẻ sẽ đá chăn, cọ vào tất và khó ngủ do nóng bức hoặc khó chịu.

Nếu bàn chân nhỏ của trẻ được quấn trong những chiếc tất ướt lâu ngày sẽ rất dễ để vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh về chân.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 3

Nếu nhiệt độ trong nhà phù hợp, trẻ sẽ không dễ bị cảm lạnh ngay cả khi không mang tất.

Chân trần có lợi cho máu tĩnh mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, cải thiện sức đề kháng và khả năng chịu lạnh của trẻ, đồng thời tăng cường thể lực.

Vì vậy, khi mẹ thấy trẻ liên tục cọ xát tất là do quá nóng hoặc cảm thấy khó chịu, lúc này mẹ không nên ép trẻ đi tất.

Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, và việc mang tất cũng vậy. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên đưa ra quyết định khoa học nhất về việc có nên mang tất cho trẻ hay không, dựa trên tình hình cụ thể và nhu cầu của bản thân trẻ.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 4

Trẻ luôn mang tất và đi chân trần có sự khác biệt gì?

Một số cuộc khảo sát chứng mình rằng, trẻ luôn mang tất và đi chân trần thường thấy được sự khác biệt sau 3 năm. Trẻ đi chân trần mang đến một số lợi ích sau đây.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 5

Chân trần có thể kích thích các giác quan của trẻ tốt hơn

Trên thực tế, có rất nhiều đầu dây thần kinh phân bố ở tứ chi của trẻ. Nhiều bậc bố mẹ biết rằng cần chú ý đến việc rèn luyện đôi tay của con mình, chẳng hạn như cử động thô và cử động tay tinh tế .

Nhưng điều bố mẹ chưa nhận ra là có rất nhiều đầu dây thần kinh phân bổ ở bàn chân của trẻ. Khi trẻ đi chân trần trên mặt đất, các đầu dây thần kinh ở bàn chân tiếp xúc với mặt đất, cho phép trẻ trải nghiệm cảm giác chạm mới.

Những cảm giác mới lạ như vậy sẽ được truyền đến não trẻ, mang lại cho não những kích thích khác nhau.

Chân trần có thể giúp trẻ tập đi nhanh hơn

Khi trẻ còn nhỏ, về cơ bản trẻ có thể tự ngồi được sau 6 tháng.

Nếu trẻ bỏ qua giai đoạn bò trực tiếp sẽ thiếu khả năng phối hợp thể chất.

Khi trẻ được 8 hoặc 9 tháng tuổi, nhiều trẻ có thể tự đứng và dựa vào ngoại lực để di chuyển cơ thể.

Trong giai đoạn tiền tập đi này, nếu trẻ đi chân trần sẽ đẩy nhanh quá trình tập đi.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 6
Trong giai đoạn tiền tập đi, nếu trẻ đi chân trần sẽ đẩy nhanh quá trình tập đi.

Khi trẻ đi chân trần, có thể cảm nhận được nhiệt độ và độ bằng phẳng của mặt đất, chạm trực tiếp giúp trẻ cảm nhận được sự tiếp xúc của bàn chân một cách trực quan hơn. Đứa trẻ bước đi trên mặt đất, lắc lư như thể có thể ngã xuống bất cứ lúc nào.

Nhưng bởi vì lòng bàn chân gắn chặt với mặt đất nên mỗi lần sắp ngã xuống đất, trẻ đều có thể ổn định cơ thể trước và bắt đầu bước khám phá tiếp theo.

Vì vậy, đi chân trần có thể nâng cao khả năng phối hợp của các bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ ở một mức độ nhất định, đồng thời thể bù đắp cho sự mất cân bằng do một số trẻ không thể bò gây ra.

Khi trẻ tập đi điều cần thiết là rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, trẻ đi chân trần sẽ kiểm soát được cảm giác giữ thăng bằng của mình tốt hơn.

Chân trần có thể nâng cao thể lực cho trẻ

Nếu không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra một số bệnh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhiều phụ huynh che chắn kỹ cho trẻ để chống lại sự xâm nhập của không khí lạnh. Trên thực tế, có một chút hiểu lầm trong vấn đề này, bởi vì con người chúng ta là "động vật thu nhiệt".

Cơ thể người có một hệ thống kiểm soát nhiệt độ rất kỳ diệu, giúp giữ nhiệt độ ở trạng thái tương đối cân bằng. Như đã đề cập ở trên, nhiệt độ bàn chân của trẻ tương đối thấp là do hệ tuần hoàn máu của trẻ chưa phát triển đầy đủ.

Và nếu bố mẹ có thể cho trẻ đi chân trần, điều đó không chỉ có thể tăng cường kích thích xúc giác, mà còn đẩy nhanh quá trình lưu thông máu ở chân trẻ.

Khi quá trình lưu thông máu ở chân của trẻ được tăng tốc, từ đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể trẻ được cải thiện một cách tự nhiên.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 7
Mẹ mặc cho con quần áo phù hợp là có thể giữ ấm khi ở trong nhà.
Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 8

Trong 4 tình huống này, tốt hơn hết mẹ nên đi tất cho trẻ

Em bé mới sinh

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng để duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng. Tuy nhiên, sau khi trẻ chào đời, cơ thể trẻ dựa vào quá trình trao đổi chất của riêng mình để sản xuất năng lượng cần thiết để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, nhịp tim của trẻ sơ sinh rất nhanh, lên tới 140-160 lần/phút, tuần hoàn ngoại vi tương ứng sẽ kém nên bàn chân thường bị lạnh, vì vậy mẹ nên cho trẻ mang tất rộng để giữ ấm. Hoặc đặt vật gì đó để che phần dưới của trẻ.

Trẻ có sức đề kháng kém

Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, do thể chất yếu, dương khí không đủ, máu ngoại vi không đủ nên sợ lạnh hơn trẻ cùng tuổi, nhiệt độ cơ thể cũng thấp hơn, nên trẻ thường xuyên ốm vặt.

Để chân không bị lạnh và bị vi khuẩn xâm nhập, tốt nhất mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.

Khác biệt rõ ràng về thể chất, giữa trẻ luôn mang tất và trẻ đi chân trần sau 3 năm - 9
Em bé mới sinh nên được mang tất thường xuyên.

Khi nhiệt độ trong nhà thấp hơn 22 độ

Nếu nhiệt độ trong nhà dưới 22 độ, lúc này mẹ nên mang tất cho trẻ để giữ ấm.

Nhưng nếu nhiệt độ trong nhà trên 22 đến 25 độ, cổ và lưng của trẻ ấm áp, khô ráo và không có mồ hôi thì mẹ có thể cân nhắc không mang thêm tất cho trẻ.

Trẻ ngủ lâu vẫn bị lạnh chân

Ngoài một số người lớn có thể trạng suy yếu, tình trạng này cũng xảy ra ở một số trẻ em. Bàn chân vẫn lạnh sau khi nằm trên giường lâu vào ban đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Trong 4 tình huống trên, việc mặc quần áo rộng rãi và ấm áp cho trẻ vào ban đêm sẽ giúp trẻ chìm vào giấc ngủ. Dù là quần áo, quần hay tất, vào ban ngày hay ban đêm, bất cứ thứ gì quá chật đều không tốt cho trẻ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.