Dù trẻ bao nhiêu tuổi, 4 câu nói của mẹ trị ngay tính bướng bỉnh, giúp con ổn định cảm xúc
Trong nhiều trường hợp, lời nói phù hợp của bố mẹ sẽ tác động tích cực đến trẻ, giúp con ổn định cảm xúc tốt hơn.
Khả năng quản lý cảm xúc ổn định là điều mỗi người cần rèn luyện nhất, và trẻ em cũng không ngoại lệ.
Vì vậy, muốn nuôi dưỡng đứa trẻ có tính cách tốt, trước tiên bố mẹ nên giúp con có cảm xúc ổn định.
Chuyên gia gợi ý 4 câu sau đây có thể giúp trẻ ổn định cảm xúc, bố mẹ nên nói với con thường xuyên dù trẻ bao nhiêu tuổi.
"Nếu con giận điều gì đó, hãy nói cho mẹ biết nhé!
Sự hiểu biết trực tiếp nhất giữa con người với nhau là giao tiếp, nếu chúng ta không nói ra, người khác sẽ không bao giờ đoán được suy nghĩ bên trong. Đối với trẻ em cũng vậy.
Nếu quan sát kỹ, lý do chúng ta tức giận thường do bản thân cảm thấy mất cân bằng.
Ví dụ, khi người mẹ cùng con đi ra ngoài, nhưng vì không đuổi theo kịp đứa trẻ sẽ bắt đầu khóc.
Nếu trẻ không nói gì vào lúc này, người mẹ về cơ bản sẽ không biết vì sao trẻ khóc. Nhưng nếu trẻ bày tỏ lý do bằng lời nói: “Mẹ đi nhanh quá! con không theo kịp”, thì tình huống sẽ được giải quyết theo hướng khác.
Vì vậy, khi đối mặt với những đứa trẻ có cảm xúc không ổn định, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ nói ra sự bất mãn của mình.
Mẹ có thể với con: “Con có thể tức giận, nhưng nên bày tỏ suy nghĩ bằng lời nói, hãy nói mẹ nghe nhé!” Sự thấu hiểu trực tiếp này là cách đơn giản, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề.
"Hãy kể mẹ nghe xem chuyện gì đang làm con buồn"
Khóc là cách để mỗi người trút bỏ cảm xúc và bày tỏ nhu cầu cá nhân.
Tại sao trẻ khóc? Đằng sau đó có thể là yêu cầu được giúp đỡ.
Một cô bé đặc biệt sợ bóng tối, mỗi lần đi vệ sinh đều phải có người lớn đi cùng. Nếu không có ai, cô bé sẽ khóc.
Nhìn thấy con mỗi lần khóc vì vấn đề này, người mẹ cũng rất lo lắng nhưng đều mắng: “Im đi, nếu còn khóc nữa mẹ sẽ cho con ra ngoài cửa”.
Sau đó đứa trẻ ngừng khóc, nhưng chứng sợ bóng tối lại ngày càng nghiêm trọng hơn. Mỗi khi ngủ, cô bé đều đắp chăn kín người. Nhìn thấy con gái đổ mồ hôi đầm đìa mà vẫn không chịu tháo chăn, người mẹ bất lực không biết phải làm sao.
Trên thực tế, đây là trường hợp điển hình của việc điều trị triệu chứng hơn là tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ.
Khóc là cách bộc lộ nhu cầu của trẻ một cách rõ ràng nhất, nếu bố mẹ mắng trẻ vì mình không thích, nhưng vấn đề cơ bản là tại sao trẻ lại khóc vẫn chưa được giải quyết.
Giống như cô bé trong ví dụ, sau khi bị mẹ dọa đừng khóc, nỗi sợ bóng tối càng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu muốn trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, trước tiên phải giải phóng nó.
Ví dụ, hãy để trẻ khóc, sau đó nói: “Mẹ biết con đang sợ, sau khi khóc xong, con có thể kể cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra không?”
Điều này rất quan trọng, lấy cô bé sợ bóng tối làm ví dụ, người mẹ chỉ biết rằng con khóc vì sợ bóng tối, nhưng nguyên nhân thực sự của nỗi sợ bóng tối là gì vẫn chưa được tìm ra.
Vì vậy, cách tốt nhất là để con bộc lộ cảm xúc trước, sau đó hướng dẫn con nói ra sự thật, đây là lựa chọn sáng suốt nhất để ổn định cảm xúc của con.
Thay vì bị bắt phải im lặng khi khóc, trẻ cũng cần một không gian để giải tỏa cảm xúc, để trút bỏ những bất bình, sợ hãi, buồn bã, sau đó học cách bình tĩnh suy nghĩ và đối mặt.
"Con có thể phàn nàn, sau đó hãy nói mẹ nghe con muốn điều gì"
Cùng một vấn đề, một thử thách, những đứa trẻ biết cách phàn nàn và những đứa trẻ không thể phàn nàn sẽ nhận được những kết quả khác nhau.
Khi trẻ gặp khó khăn hoặc gặp việc không như ý, trẻ thích phàn nàn, cho rằng việc đó quá khó, hoặc không làm được, không muốn làm… Trong trường hợp này, hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy con mình đang trốn tránh.
Nhưng thực ra phàn nàn cũng là một kiểu suy nghĩ. Đặc biệt là những trẻ hay phàn nàn, não thường hoạt động rất nhanh và có thể nói rõ ràng, mạch lạc.
Lúc này tư duy trẻ đã phát triển, nếu nắm bắt được tiềm năng này và hướng dẫn, hãy nói với trẻ: “Con có thể phàn nàn, nhưng hãy nói rõ nhu thực sự của con”.
Với những lời phàn nàn về nhu cầu thực tế, bố mẹ có thể biết rõ trẻ cần gì và việc giao tiếp theo nhu cầu sẽ dễ dàng đi vào lòng trẻ hơn.
"Khi con sợ điều gì đó, hãy nói bố mẹ biết nếu cần giúp đỡ"
Mỗi đứa trẻ đều có những nỗi sợ riêng, có thể là sợ ăn cay, sợ bóng tối, sợ bị bạn bè bắt nạt... Trong những lúc đó, bố mẹ thường là những người gần gũi nhất và đáng tin cậy nhất đối với trẻ.
Vì vậy, khi trẻ đối diện với khó khăn, rất quan trọng để nói: "Khi con cảm thấy sợ hoặc gặp khó khăn, hãy nói cho bố mẹ biết nếu cần sự giúp đỡ." Câu nói này mang giá trị quan trọng vì khuyến khích trẻ thẳng thắn đối mặt với vấn đề và biết rằng bố mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ. Khi trẻ nhận thức rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh và lắng nghe, cảm xúc của trẻ dần dần được ổn định hơn.
Điều quan trọng là bố mẹ tạo ra một môi trường an toàn, khi trẻ chia sẻ nỗi sợ hay khó khăn của mình, hãy lắng nghe một cách chân thành và không đánh giá hay phê phán.
Hãy khích lệ trẻ và cho trẻ biết rằng không có gì sai hoặc xấu hổ khi cảm thấy sợ hãi. Bố mẹ có thể chia sẻ câu chuyện của chính mình về những lần gặp khó khăn và cách vượt qua những nỗi sợ đó, để trẻ cảm thấy được đồng cảm, không cô đơn trong quá trình đương đầu với nỗi sợ của mình.