Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/07/2022 07:26 (GMT+7)

Đến năm 2026 giảm 5% biên chế công chức, 10% biên chế viên chức

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông báo Kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022 của ngành Nội vụ (Thông báo số 3284/TB-BNV, ngày 15/7/2022).

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Kết luận đã nêu rõ những kết quả nổi bật của ngành Nội vụ trong 6 tháng đầu năm 2022; thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập mà toàn ngành cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và cả năm 2022, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành cần tiếp tục đổi mới, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tập trung cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ. Bộ Nội vụ chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hoàn thành có chất lượng 02 dự án Luật, 16 Nghị định, 15 Thông tư và 31 Đề án, văn bản quan trọng trong kế hoạch, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đối với một số vấn đề mới, khó thuộc lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức, biên chế; chính quyền địa phương; tín ngưỡng, tôn giáo,… cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động đầy đủ và lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học.

Vụ/Ban Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành Trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các địa phương tham mưu xây dựng, ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn thuộc chức năng quản lý của Bộ, ngành mình theo quy định của Chính phủ; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc triển khai thực hiện các Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP,...

Các địa phương cần nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động, tham gia ý kiến khách quan, biện chứng, cung cấp các luận cứ từ thực tiễn để đóng góp tích cực vào các dự thảo khi xây dựng thể chế, chính sách, làm cơ sở để tham mưu tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và sát với thực tế.

Hai là, tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, tập trung hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong gắn với sớm ban hành Nghị định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các Bộ, ngành Trung ương (cơ bản hoàn thành trong tháng 7/2022); đồng thời tiếp tục rà soát, sắp xếp các tổ chức bên trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (hoàn thành trong tháng 8/2022).

Các địa phương hoàn thành dứt điểm việc sắp xếp các tổ chức bên trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; rà soát tiếp tục sắp xếp và cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, giảm đầu mối và đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; chú trọng xã hội hóa dịch vụ công ở những nơi có điều kiện.  Tham mưu cấp ủy, chính quyền giao biên chế công chức, viên chức cả giai đoạn 2022 – 2026. Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương giao biên chế cả hệ thống chính trị cấp tỉnh, bảo đảm đến 2026 giảm 5% biên chế công chức và 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. 

Bộ Nội vụ căn cứ vào các quy định hiện hành để trình cấp thẩm quyền giao biên chế khối chính quyền, làm căn cứ để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp giao biên chế công chức, viên chức các đơn vị, địa phương.

Ba là, tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương. Tiếp tục rà soát, xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 – 2025 trên cơ sở kết quả giám sát của Quốc hội về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 và sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hướng dẫn địa phương thực hiện từ Quý IV/2022. 

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa theo hướng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí thành lập đơn vị hành chính đô thị theo quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, vận hành của mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các địa phương phối hợp đánh giá thực trạng hoạt động của chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đội ngũ không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố để sửa đổi toàn diện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách, hướng tới thực hiện liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức từ Trung ương đến địa phương. Phối hợp, đôn đốc hoàn thành việc xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của công chức, viên chức. Tập trung tham mưu thực hiện hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ. Các Bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai tích cực, sát thực tiễn, nâng cao các chỉ số Cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ người dân, hiệu lực, hiệu quả...

Cùng chuyên mục

Quy định về xác minh giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Việc xác minh giấy phép lái xe phải thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản. Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Sở Giao thông vận tải không đổi, không cấp lại hoặc không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe.

Tin mới

Trẻ cao thế nào ở tuổi dậy thì?
Có thể nói, dậy thì là giai đoạn cuối để con cao. Nếu ba mẹ không tranh thủ giúp con cao trong giai đoạn này, thì sau dậy thì, có tốn bao nhiêu chi phí con cũng không thể cao thêm được.