Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 26/03/2023 07:29 (GMT+7)

Đề xuất việc dự trữ thuốc hiếm và chấp nhận hủy bỏ khi thuốc hết hạn

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Y tế đề xuất cho phép cơ sở khám chữa bệnh mua dự trữ một số thuốc chống độc, phòng ngộ độc, chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế vừa qua, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, nhiều năm nay Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục các thuốc hiếm, thuốc có nguồn cung hạn chế, như thuốc giải độc… và thường xuyên điều chỉnh, cập nhật danh mục này, nhằm giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở.

"Cục Quản lý dược đang tiếp tục triển khai xây dựng, cập nhật danh mục này. Việc thiếu thuốc hiếm trong thời gian vừa qua chỉ xảy ra ở một số cơ sở y tế, nguyên nhân do công tác dự trù mua sắm. Có những loại thuốc hiếm nhiều năm không sử dụng đến, các cơ sở không dự trù mua sắm, dẫn tới khi có phát sinh thì không kịp mua", ông Lê Việt Dũng cho biết.

tm-img-alt
Thuốc giải độc tố botulinum (BAT - Botulism Antitoxin Heptavalent), giá 8.000 USD/lọ, rất hiếm ở Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đề xuất trên là một trong nhiều cơ chế cho thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, được Bộ Y tế trình Chính phủ phê duyệt. Bộ cũng đề xuất cho phép cơ chế đặc thù về tài chính như bố trí, phân bổ nguồn ngân sách nhà nước để các cơ sở khám chữa bệnh chủ động dự trù thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất thuốc hiếm để chủ động nguồn cung.

Bộ Y tế cũng đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc trong danh mục hiếm dù chưa có giấy đăng ký lưu hành, chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của cơ sở khám chữa bệnh; cho phép chuyển nhượng thuốc này giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Quy trình phê duyệt, thẩm định cũng được ưu tiên, nhanh, chấp nhận hồ sơ kể cả khi dữ liệu chưa hoàn chỉnh theo quy định.

Hiện 214 loại thuốc phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có, được Bộ Y tế đưa vào Danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất, báo cáo Chính phủ về vấn đề này và Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Y tế đang triển khai công tác này và dự kiến đề xuất một số cơ chế đặc thù về tài chính, như bố trí, phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước để các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung; có giải pháp và cơ chế để các cơ sở khám, chữa bệnh lưu trữ các mặt hàng thuốc này, đồng thời chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn.

Theo ông Dũng, việc mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm được thực hiện bởi các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc. Về cơ bản, nguồn cung tổng thể thuốc hiếm là không thiếu, chỉ thiếu ở một số cơ sở y tế bởi khó khăn trong dự trù, xác định nhu cầu do phụ thuộc vào tình hình bệnh tật phát sinh của từng năm. Thời gian thực hiện mua sắm đấu thầu kéo dài dẫn đến thiếu tính kịp thời. Ngoài ra, một số thuốc hiếm được cơ sở y tế mua về không sử dụng hết do không có đủ bệnh nhân, phải hủy bỏ khi thuốc hết hạn.

Thực tế này cũng được lãnh đạo các bệnh viện phản ánh, gây bị động trong điều trị bệnh nhân khi có nhu cầu. Ví dụ, thời gian qua, nhiều loại thuốc giải độc, chống độc rất thiếu ở Việt Nam. Đây là những thuốc thường ít khi bệnh nhân sử dụng, giá rất đắt nên các bệnh viện không dự trữ hoặc cần Bộ Y tế phê duyệt mua sắm. Điều này dẫn đến khi bệnh nhân có nhu cầu thì không có thuốc dùng, chậm trễ điều trị.

Đơn cử như vụ hàng chục người ngộ độc botulinum do ăn pate chay năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tài trợ khẩn cấp 10 lọ thuốc giải độc từ Thụy Sĩ về Việt Nam cứu chữa bệnh nhân. Mới nhất là vụ 10 bệnh nhân ở Quảng Nam ngộ độc sau ăn cá muối chua, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mang 5 lọ thuốc giải độc cuối cùng của cả nước đến hỗ trợ điều trị.

Bộ Y tế cũng đề xuất theo thẩm quyền một số cơ chế để ưu tiên thẩm định nhanh, cho phép chuyển nhượng thuốc hiếm, thuốc có hạn chế nguồn cung giữa các cơ sở khám, chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm.

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Tôi lương 100 triệu/tháng nhưng nói với mối tình đầu chỉ 15 triệu, cô ấy nói 5 từ khiến tôi điếng người
Tôi từng nghĩ, có những người đi qua trong đời rồi quên, và tình cảm thời tuổi trẻ cũng chỉ là chút rung động thoáng qua. Mãi đến khi bước qua tuổi 30, sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, tôi mới hiểu có những người không còn bên mình nữa, nhưng mãi mãi ở lại trong tim.
Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính
Vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN ngày 05/4/2025 hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo đó, văn bản nêu rõ, không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.