Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 19/04/2025 13:46 (GMT+7)

Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Theo dõi GĐ&PL trên

Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Liên quan đến vấn đề này, theo Luật sư Trần Vân Linh (Đoàn Luật sư TP. HCM), vụ việc sản xuất và mua bán sữa giả, thuốc chữa bệnh giả có dấu hiệu cấu thành tội phạm, cần phải bị xử lý trách nhiệm hình sự. Nếu người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm sữa giả, thuốc chữa bệnh giả hoặc mua để buôn bán mà bị thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản (do mất tiền mua hàng), họ sẽ được cơ quan điều tra xác định là người bị hại và tham gia tố tụng với tư cách này.

Tuy nhiên, do có rất nhiều người đã mua và sử dụng sữa giả, thuốc chữa bệnh giả, cơ quan điều tra sẽ cần thời gian để xác minh và xác định đầy đủ danh sách những người bị hại. Vì vậy, những người bị thiệt hại có thể chủ động gửi đơn yêu cầu đến cơ quan điều tra, kèm theo chứng cứ chứng minh thiệt hại, để được xem xét tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi đó, họ cũng có thể đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng buộc người phạm tội bồi thường thiệt hại. Trường hợp chưa thu thập được đầy đủ chứng cứ về thiệt hại, người bị hại có thể khởi kiện bằng một vụ án dân sự riêng để yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường.

Người tiêu dùng có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản (số tiền đã bỏ ra mua sữa giả, thuốc chữa bệnh giả) cũng như thiệt hại về sức khỏe nếu có tổn hại xảy ra.

Luật sư Linh nêu rõ các căn cứ pháp lý cho việc khởi kiện bao gồm: Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường".

Cụ thể, người tiêu dùng được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Người sản xuất phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất không bảo đảm chất lượng hàng hóa...

Theo Điều 70 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, người tiêu dùng có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các vụ án dân sự thuộc lĩnh vực này sẽ được tòa án xem xét, giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bên cạnh đó, theo Điều lệ hoạt động, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng. Đồng thời, hội này cũng có nhiệm vụ hướng dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương, thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi bị xâm phạm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi người tiêu dùng phát hiện mình mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả hoặc khi phát hiện hành vi vi phạm, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể tiếp nhận và xử lý phản ánh, hoặc chủ động kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:

"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này".

Cùng chuyên mục

Cục ATTP: Quảng cáo Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health vi phạm quy định
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Dược công bố. Sản phẩm này được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử với nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Tôi lương 100 triệu/tháng nhưng nói với mối tình đầu chỉ 15 triệu, cô ấy nói 5 từ khiến tôi điếng người
Tôi từng nghĩ, có những người đi qua trong đời rồi quên, và tình cảm thời tuổi trẻ cũng chỉ là chút rung động thoáng qua. Mãi đến khi bước qua tuổi 30, sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, tôi mới hiểu có những người không còn bên mình nữa, nhưng mãi mãi ở lại trong tim.
Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính
Vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN ngày 05/4/2025 hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo đó, văn bản nêu rõ, không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh với trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.