Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/12/2023 14:18 (GMT+7)

Bớt khẩu phần ăn của học sinh có thể bị xử lý như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề bớt khẩu phần bữa ăn bán trú của học sinh tại các trường bị phát hiện. Vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Dưới góc độ pháp lý, theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, đối với hành vi bớt khẩu phần bữa ăn bán trú của học sinh, căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng, mức độ vi phạm, hậu quả,.... trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy đã có hành vi ăn bớt khẩu phần ăn của học sinh, vi phạm chế độ chính sách về quyền lợi của học sinh bán trú để chiếm đoạt tài sản thì đây không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm về tội “Tham ô tài sản”.

Theo đó, người thực hiện hành vi này chiếm đoạt số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sư. 

Hiện nay, tại các điểm trường khó khăn được nhà nước hỗ trợ kinh phí, tiền ăn, tiền ở hàng tháng cho học sinh theo quy định. Số tiền chuyển về cơ sở giáo dục này để chi phí cho tiền ăn bán trú phải tiền ở cho học sinh là lấy từ ngân sách nhà nước. Việc quản lý số tiền này là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đào tạo này, quản lý tiền trên cơ sở các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. Người quản lý số tiền này phải sử dụng tiền theo đúng mục đích, đúng định mức, đúng tiêu chuẩn, phải chi trả cho đúng đối tượng. Do đó, nếu lãnh đạo nhà trường và một số cán bộ có liên quan đã hợp thức hóa hồ sơ để “ăn chặn” chế độ tiêu chuẩn của các học sinh nhằm chiếm đoạt số tiền này, giá trị tiền chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để xử lý đối với các cán bộ giáo viên có liên quan về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự.

Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:

Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Chia sẻ thêm, Luật sư Cường nhấn mạnh, hành vi bớt khẩu phần bữa ăn bán trú của học sinh là hành vi nghiêm trọng xâm phạm đến quyền trẻ em, đến đời sống của trẻ em học sinh vùng cao, gây bức xúc trong dư luận xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do đó, cần nhanh chóng phát hiện và kịp thời xử lý nghiệm theo quy định của pháp luật; đồng thời cũng cần tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục bán trú để tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra.

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc trực tuyến
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế.
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.