Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 28/02/2023 08:07 (GMT+7)

Hỗ trợ tăng khẩu phần ăn cho hơn 30.000 trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa

Theo dõi GĐ&PL trên

Đó là thông tin được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh Xã hội) công bố tại Hội thảo truyền thông kết quả thực hiện dự án “Hỗ trợ học tập và tăng khẩu phần ăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Mới đây, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Acecook Việt Nam) tổ chức Hội thảo truyền thông kết quả thực hiện dự án “Hỗ trợ học tập và tăng khẩu phần ăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”.

Dự án trên được triển khai từ năm 2019 nhằm hỗ trợ phát triển cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020; hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng tuần cho trẻ em.

Dự án do Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (Acecook Việt Nam) tài trợ và phối hợp Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện với những hoạt động chính như trao học bổng, tặng dụng cụ học tập, hỗ trợ các sản phẩm mì ăn liền chất lượng cao.

Đến nay, sau 4 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ tăng khẩu phần ăn cho trên 30.000 lượt trẻ em (hỗ trợ bữa ăn hàng ngày và hỗ trợ khẩn cấp bữa ăn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt); hỗ trợ học bổng cho 1.440 lượt trẻ em; hỗ trợ dụng cụ học tập cho 2.172 lượt trẻ em tại 56 tỉnh/thành phố trên toàn quốc với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, dự án hỗ trợ trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, người dân tộc thiểu số, khu vực miền núi hiện học tập tại các điểm trường, trường, khu nhà ở nội trú, lớp học bán trú (dành cho học sinh mẫu giáo) hoặc trung tâm, cơ sở giáo dục đặc biệt cho trẻ em tự kỷ, trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em lâu dài tại các tỉnh, thành phố. Bên cạnh hỗ trợ tăng khẩu phần ăn, dự án còn trao hỗ trợ học bổng và bộ dụng cụ học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên đạt thành tích học tập tốt, giúp các em đủ điều kiện đến trường.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Shimamura Masafumi, Phó giám Đốc Khối Marketing Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam cho biết ông rất xúc động khi được trực tiếp đồng hành cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đến những ngôi trường, làng bản, gia đình của trẻ em tại vùng núi xa xôi, hẻo lánh; chứng kiến các em nhỏ vượt đường xa, thời tiết khắc nghiệt, hồ hởi đến trường, háo hức ăn những bát mì nóng hổi, hăng hái học tập, vui chơi với bạn bè…

Đây là động lực để Acecook và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp tục cố gắng thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa cho xã hội, đặc biệt là cho thế hệ tương lai của Việt Nam.

Theo kế hoạch, năm 2023, dự án sẽ dành khoản kinh phí khoảng 2 tỷ đồng để hỗ trợ tăng khẩu phần ăn cho hơn 9.000 lượt trẻ em học bán trú và nội trú có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; hỗ trợ học tập cho 270 trẻ em tại 21 tỉnh (trong đó có 14 tỉnh đã được nhận hỗ trợ và 7 tỉnh được nhận hỗ trợ lần đầu), hướng tới mục tiêu, hết năm 2023 sẽ hỗ trợ cho trẻ em thuộc 63 tỉnh, thành phố.

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.
Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo khẩn vụ bằng tiến sĩ của Thượng toạ Thích Chân Quang
Ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hoả tốc số 3136/BGDĐT-GDĐH gửi Trường Đại học Luật Hà Nội, về việc báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt - tức Thượng toạ Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.