Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 23/10/2021 15:00 (GMT+7)

Biến chủng lây nhanh hơn Delta, đã xuất hiện ở ít nhất 27 quốc gia

Theo dõi GĐ&PL trên

Biến chủng AY.4.2 được mô tả là có khả năng lây nhiễm nhanh hơn 10-15% so với biến chủng Delta thông thường và nó đã xuất hiện ở ít nhất 27 quốc gia trên thế giới.

Ngày 21/10, thông tấn Nga TASS xác nhận nước này đã ghi nhận một số ca nhiễm biến chủng AY.4.2, còn được gọi là Delta Plus.Ông Kamil Khafizov, nhà nghiên cứu cấp cao của Cơ quan giám sát tiêu dùng quốc gia Nga, cảnh báo sự xuất hiện của loại biến chủng mới có thể khiến tình hình dịch Covid-19 càng trở nên trầm trọng hơn ở nước này.

Ông Khafizov cũng cho rằng, biến chủng AY.4.2 có lẽ sẽ dần thay thế biến chủng Delta – biến chủng chiếm phần lớn số ca nhiễm Covid-19 mới tại Nga - nhưng điều này khó có thể xảy ra sớm.

Biến chủng lây nhanh hơn Delta, đã xuất hiện ở ít nhất 27 quốc gia

Trước đó, vào ngày 19/10, Israel cũng ghi nhận ca nhiễm biến chủng AY.4.2 đầu tiên, đó là một bé trai 11 tuổi từ Moldova trở về Israel. Cậu bé có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi đến sân bay quốc tế Ben Gurion ở Israel và bị đưa đi cách ly.

Ngay trong đêm 20/10, thủ tướng Israel Naftali Bennett đã tiến hành một cuộc họp khẩn với các quan chức y tế để thảo luận về biến chủng AY.4.2. Sau cuộc họp, thủ tướng Israel thông báo nước này sẽ có biện pháp để bảo toàn thành tựu chống dịch.

Biến chủng lây nhanh hơn Delta, đã xuất hiện ở ít nhất 27 quốc gia
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thủ đô London, Anh, hôm 12/1. Ảnh: Reuters.

Biến chủng AY.4.2 là một trong 45 nhánh phụ của chủng Delta, lần đầu tiên được phát hiện tại Anh vào đầu tháng 7/2021. Loại biến chủng này chứa 2 đột biến trong protein gai là A222V và Y145H, vốn được mô tả là tăng khả năng sống sót cho virus. Theo dữ liệu từ GISAID, đến nay biến thể AY.4.2 đã được phát hiện ở ít nhất 27 quốc gia.

Theo CNBC, biến chủng AY.4.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 10-15% so với biến chủng Delta thông thường. Người mang biến chủng này có các triệu chứng tương tự như biến chủng cũ gồm sốt, thân nhiệt cao, ho liên tục trong hơn một giờ hoặc cả ngày, mất hoặc rối loạn vị giác, khứu giác.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa phân loại được AY.4.2 là "biến thể đang được điều tra" hoặc "biến thể đáng lo ngại". Do đó, chưa thể xác định được biến chủng AY.4.2 có làm giảm hiệu quả của vaccine hay không, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh,…

Ngày 22/10, các quan chức y tế Anh cho biết, chưa thấy biến chủng này khiến bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vaccine hiện đang được triển khai kém hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.