Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/08/2021 14:57 (GMT+7)

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều người dân lo ngại về nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm và hàng hóa ngoài chợ. Đặc biệt với biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn.

Không sờ vào thực phẩm ngoài chợ rồi đưa tay lên mũi miệng

Đi chợ, mua sắm thực phẩm, nhu yếu phẩm là việc làm không thể thiếu đối với mọi hộ gia đình trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay.

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ
Khi đi chợ, người dân không nên sờ tay trực tiếp vào thực phẩm, rau, củ, quả ngoài chợ rồi đưa lên lên mũi, miệng để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Chính vì vậy, nhiều người dân đặt ra băn khoăn, lo ngại về nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm và hàng hóa do biến chủng Delta. Đặc biệt, sau khi ghi nhận ca F0 là nhân viên giao hàng của Công ty thực phẩm Thanh Nga cho chuỗi siêu thị Vinmart, nhân viên siêu thị Vinmart.

Trao đổi với chúng tôi liên quan đến vấn đề trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta có thể tồn tại trên bề mặt các loại thực phẩm, rau, củ, quả… ngoài chợ trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, số lượng virus tồn tại không lớn và khả năng lây nhiễm cũng không cao: “Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm trong thời gian bao lâu. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy, việc lây nhiễm SARS-CoV-2 có liên quan đến thực phẩm hay bao bì thực phẩm”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho biết.

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ
Virus SARS-CoV-2 không lây qua thực phẩm, đường tiêu hoá. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại trên các bề mặt thực phẩm trong một thời gian nhất định.

Mặc dù vậy, Tiến sỹ Trần Đắc Phu khuyến cáo, khi đi chợ, người dân cần thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không sờ vào các thực phẩm ngoài chợ rồi đưa lên mũi, miệng. Tuân thủ tốt 5K phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Hầu như không có khả năng lây nhiễm, trừ trường hợp người dân đi chợ sờ tay vào thực phẩm có giọt bắn của F0 chứa virus SARS-CoV-2 rồi đưa lên mũi miệng thì mới có thể lây được chứ bình thường sẽ không lây được”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu lưu ý.

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ
Khi đi chợ, người dân cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Về biến thể Delta nói riêng và virus SARS-CoV-2 nói chung, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho biết, các loại virus này đều sẽ chết khi thức ăn được nấu chín. Chính vì vậy, người dân cần lưu ý về công đoạn sơ chế, và đi chợ mua sắm để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.

“Khi đi mua sắm về, người dân có thể sử dụng các loại bao tay ni lông để sơ chế, chế biến thực phẩm. Một số các nhu yếu phẩm được đựng trong túi ni lông, bao bì, nên sử dụng bao tay ni lông để loại bỏ vỏ, bao bì sản phẩm rồi sơ chế. Sau khi sơ chế xong loại bỏ bao bì sản phẩm và găng tay vào nơi quy định là sẽ an toàn”, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho biết.

Cũng theo Tiến sỹ Trần Đắc Phu, việc một số người sử dụng các dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn lên những túi, bao bì đựng thực phẩm là không cần thiết vì thực phẩm không lây qua đường ăn uống, tiêu hoá.

Khả năng lây nhiễm khi chạm vào thực phẩm, bao bì thực phẩm rất thấp

Trước đó, trả lời báo chí, Giáo sư, Tiến Sỹ Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 phát tán lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc gần và đường giọt bắn. Giống như các virus chủng Corona khác, virus SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khác nhau, tại mọi nơi từ vài giờ đến vài ngày.

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ
Trong trường hợp có Virus SARS-CoV-2 bám trên bề mặt thức ăn, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn khi thức ăn được nấu chín.

Tuy nhiên, theo Giáo sư, Tiến Sỹ Lê Thị Quỳnh Mai, hiện chưa có thông tin về virus có thể sống bao lâu trên thực phẩm và FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ) thông báo chưa có thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói.

Theo GS Mai, người dân cần thực hiện các hướng dẫn về vệ sinh, rửa tay sau khi cầm nắm thực phẩm, rau củ quả bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi chợ, làm sạch các dụng cụ đựng thực phẩm, rau quả thường xuyên.

Chuyên gia chỉ cách đối phó với biến thể Delta khi chúng bám trên bề mặt thực phẩm, rau củ
Người dân nên sử dụng bao tay ni lông khi đi chợ và sơ chế thức ăn. Không nên phun các loạt dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn lên các bề mặt bao bì đựng thực phẩm hay thực phẩm, điều này không cần thiết.

Được biết, mới đây Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các cơ quan chính phủ khác đã nhận định rằng không có một bằng chứng nào cho thấy, việc lây nhiễm SARS-CoV-2 có liên quan đến thực phẩm hay bao bì thực phẩm.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và bùng phát từ cách đây hơn một năm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các giới chức y tế cho biết, virus không lây truyền qua thực phẩm và các bao bì đựng thực phẩm.

COVID-19 là bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng nhỏ các hạt virus trên thực phẩm, bao bì. Tuy nhiên, việc lây nhiễm đòi hỏi số lượng virus cao hơn rất nhiều. Khả năng nhiễm bệnh do chạm vào bao bì thực phẩm, hoặc sử dụng thực phẩm là cực kỳ thấp.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.