Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 24/09/2021 15:50 (GMT+7)

Bệnh viện Anh Quất ngang nhiên đốt rác thải y tế gần cổng cơ quan công quyền huyện Tân Yên

Theo dõi GĐ&PL trên

Bệnh viện Anh Quất (Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã bất chấp pháp luật, hàng ngày mang rác thải y tế ra Quảng trường Lương Văn Nắm đốt công khai. Điều đáng lưu ý khu vực đốt này nằm ngay trước cổng cơ quan công quyền của huyện Tân Yên.

Bệnh viện Anh Quất (Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã bất chấp pháp luật, hàng ngày mang rác thải y tế ra Quảng trường Lương Văn Nắm đốt công khai. Điều đáng lưu ý khu vực đốt này nằm ngay trước cổng cơ quan công quyền của huyện Tân Yên.

Bông, băng, gạc dùng băng bó vết thương có thấm máu, hoặc chất dịch từ cơ thể bệnh nhân; dây truyền dịch, khẩu trang,que test nhanh xét nghiệm PCR, bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hóa chất dùng trong y tế... là những loại chất thải y tế đặc biệt nguy hại, đòi hỏi phải được xử lý theo đúng quy trình và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thế nhưng, cơ sở y tế tư nhân Bệnh viện Anh Quất (Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) lại xử lý những loại chất thải này bằng cách mang ra Quảng trường Lương Văn Nắm đốt công khai đều đặn 2 lần /ngày.

Điều đáng lưu ý khu vực đốt ở quảng trường này lại nằm trước cổng cơ quan công quyền là Huyện ủy, HĐND, UBND và các cơ quan thuộc huyện Tân Yên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ và sức khỏe của người dân sống xung quanh...

Clip nhân viên Bệnh viện Anh Quất mang rác thải y tế ra đốt.

Chùm ảnh "quả tang" Bệnh viện Đa khoa Anh Quất hủy hoại môi trường 

tm-img-alt
Không hiểu vì lý do gì mà người dân mặc dù rất bức xúc với "tội ác môi trường" này nhưng cũng chẳng "mặn mà" với việc tố giác với chính quyền và cơ quan chức năng, thay vào đó chỉ biết "cầu cứu" tới cơ quan thông tấn.
tm-img-alt
Rác thải y tế, sinh phẩm...được chứa vào các túi vàng "rác thải lây nhiễm" nhưng vẫn được Bệnh viện Anh Quất mang ra đốt, bất chấp quy định của pháp luật về xử lý chất thải y tế.
tm-img-alt
Hai nữ nhân viên của Bệnh viện Anh Quất được người dân phản ánh mang rác thải y tế ra "hun" vào hai ca sáng và chiều (8h-9h và 15h-16h  hàng ngày). Mùi khét của rác thải nhựa và nguy cơ phát tán dịch bệnh từ những tạ rác như thế này làm cho người dân sống xung quanh hết sức hoang mang, lo lắng.
tm-img-alt
Bệnh viện Anh Quất- "Tội ác môi trường" khi mang cả những que test Covid (mẫu gộp) ra cổng bệnh viện tiêu hủy bằng phương pháp thủ công. Trong ảnh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận trong đống rác đang cháy còn có cả các "mẫu gộp", kim tiêm, trang phục bảo hộ, dây truyền...(Ảnh chụp sáng 22/9/2021).
tm-img-alt
Theo nhiều người dân sống tại khu đô thị An Huy: Suốt nhiều tháng nay, từ khi dịch bùng phát lần thứ 4, ngày nào Bệnh viện Anh Quất cũng mang 2 lần rác thải nguy hại ra đốt ở khu đất đối diện Bệnh viện- Quảng trường Lương Văn Nắm. Số lượng ước tính mỗi ca mang đốt khoảng 50-70kg rác thải nguy hại.
tm-img-alt
Do quy định bắt buộc của Bộ Y tế và nhiều tỉnh thành, nên nhu cầu xét nghiệm PCR rất nhiều. Trong ảnh, đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện Anh Quất đang chờ làm xét nghiệm cho các tài xế. Toàn bộ khu vực này được ông chủ Bệnh viện này lấn chiếm hết hành lang an toàn giao thông- vỉa hè để tác nghiệp, còn lòng đường thì "trưng tập" thành bãi gửi xe.
tm-img-alt
Khi phóng viên tác nghiệp, nhiều nhân viên y tế và bảo vệ của bệnh viện có hành vi cản trở hoạt động báo chí. Khi được hỏi: Tại sao lại lấn chiếm hết lòng lề đường để kinh doanh thì nhân viên của Bệnh viện Anh Quất nói: Ông Khánh đã xin phép và được lãnh đạo thị trấn và huyện Tân Yên đồng ý.
tm-img-alt
Đề nghị Sở Y tế, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Tân Yên nhanh chóng vào cuộc xử lý nghiêm minh đối với các hành vi coi thường pháp luật của Bệnh viên Anh Quất để tránh dư luận cho rằng có sự "bảo kê" của quan chức đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân này.

Theo Luật sư Trương Xuân Hải, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội:

Căn cứ vào Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trong đó Khoản 8 và 9, Điều 22 quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại:

"...8. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại;

b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;

d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;

đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại;

e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;

g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại;

h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.

9. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:

a) Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg.

10. Hình thức xử phạt bổ sung: ...... c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều này;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó bổ sung Khoản 10a vào trước khoản 10 Điều 22 như sau:

“10a. Đối với các hành vi đốt chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp hành vi tội phạm về môi trường thì bị xử lý như hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy được quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 22.”..

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.