Ngày 10/10, giới chức y tế Mỹ cho biết đã phát hiện một nhóm các ca bệnh nhiễm biến thể của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) có khả năng kháng lại thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX) của Siga Technologies tại 5 bang của nước này.
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi phần lớn là do sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên và việc không thể ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ trong một nhóm dân cư ít có khả năng miễn dịch với căn bệnh liên quan đến bệnh đậu mùa. Tuyên bố trên được các nhà khoa học hàng đầu của châu Phi đưa ra ngày 27/8.
Ngày 19/8, Bộ trưởng Y tế CHDC Congo cho biết, đến nay đã có 16.700 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) với trên 570 trường hợp tử vong được báo cáo.
Các cơ sở y tế rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí...
Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang cân nhắc việc triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi vốn đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau vừa công bố đã kết thúc ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP Cà Mau. Bệnh nhân cũng đã xuất viện trong tình trạng khỏe bình thường.
Ca nghi mắc này có bố mẹ mới từ nước ngoài trở về, từng quan hệ đồng giới với người quen qua ứng dụng hẹn hò mà không sử dụng biện pháp an toàn trước đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/12 cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo có thể lan rộng ra quốc tế, do đang có xu hướng gia tăng số ca mắc do lây truyền qua đường tình dục.
Ngày 25/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo từ tháng 1/2022 đến hết tháng 10/2023, đã có tổng cộng 91.788 ca nhiễm và 167 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 11/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre thông tin, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận người nam thanh niên P.T.N (31 tuổi) làm lễ tân, tạm trú tại một phòng trọ thuộc phường 6, thành phố Bến Tre dương tính đậu mùa khỉ. Đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Bến Tre. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại phòng trọ, chờ chuyển vào bệnh viện điều trị.
Hiện có 20 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý, có 18 trường hợp chẩn đoán B20 (bệnh do virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - HIV/AIDS).
Thông tin từ Trung tâm Y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn quận vừa ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ (nam giới, 22 tuổi, đang tạm trú tại Phường 2). Như vậy, tính từ năm 2022 đến nay, đây là ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5 được ghi nhận (gồm cả hai ca nhập cảnh vào năm 2022) trên địa bàn Thành phố.
Ngày 3/10, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả giải mã gene của ca bệnh đậu mùa khỉ “nội địa” đầu tiên được phát hiện là kiểu gene giống với các chủng virus mới được phát hiện gần đây tại các quốc gia như Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc.
Mới đây, Đồng Nai vừa xác nhận ghi nhận ca bệnh dương tính với đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn. Trước mắt chưa xác định được nguồn lây nhiễm của ca bệnh. Để phòng tránh, người dân cần biết 6 khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho rằng ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên và ca mắc đậu mùa khỉ thứ hai của Việt Nam có thể lây qua nhau hoặc lây qua từ người khác.
Hiện kết quả PCR đậu mùa khỉ của bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam đã âm tính. Bệnh nhân khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, các sang thương da đã lành hoàn toàn.
Ngày 3/10/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5470/BYT-DP đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ.