Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 12/10/2024 06:53 (GMT+7)

Mỹ phát hiện nhóm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ kháng thuốc

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 10/10, giới chức y tế Mỹ cho biết đã phát hiện một nhóm các ca bệnh nhiễm biến thể của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) có khả năng kháng lại thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX) của Siga Technologies tại 5 bang của nước này.

Mỹ phát hiện nhóm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ kháng thuốc

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết các trường hợp kháng thuốc liên quan đến tổng cộng 18 cá nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ do chủng virus Clade 2 gây ra trong khoảng thời gian từ ngày 6/10/2023 đến ngày 15/2/2024. Tất cả những người này chưa từng dùng thuốc điều trị trước đó.

Các trường hợp nhiễm chủng Clade 2, vốn là chủng virus đặc hữu ở khu vực Tây Phi, đã gây ra một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu vào năm 2022 và tiếp tục lây lan ở mức độ thấp ở một số quốc gia. Các quan chức y tế cho biết các ca mới nhiễm chủng Clade 2 có thể đã bị đánh giá thấp vì không phải tất cả các trường hợp mắc đậu mùa khỉ đều được giải trình tự gene để xác định biến thể gây nhiễm bệnh. Các tác giả báo cáo nhấn mạnh cần giám sát thường xuyên để theo dõi sự xuất hiện hiện tượng kháng thuốc để duy trì hiệu quả của thuốc TPOXX, một trong số ít loại thuốc được phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Các quan chức CDC cũng khuyến cáo các bác sĩ cần tuân thủ chặt chẽ quy trình sử dụng TPOXX, đảm bảo rằng bệnh nhân dùng thuốc đúng cách. CDC cho biết virus đậu mùa khỉ vẫn có nguy cơ lây lan trong khi bệnh nhân đang dùng thuốc, do đó cần có thêm các phương pháp khác để điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Trước đó, ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca mắc biến thể Clade 1b (dễ lây lan và có nguy cơ gây tử vong cao hơn) tăng vọt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO đối với một dịch bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra những triệu chứng giống như cúm và các vết loét có mủ. Thông thường bệnh ở thể nhẹ, tuy nhiên vẫn có nguy cơ gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nghiêm trọng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ em, thai phụ và người có hệ miễn dịch yếu, như người có HIV.

Cùng chuyên mục

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg
 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.

Tin mới

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.