Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 06/10/2022 10:29 (GMT+7)

Bệnh đậu mùa khỉ có dễ lây nhiễm không?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng nó khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác.

Sức khỏe Đời sống dẫn lời PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng nó khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác.

Bệnh đậu mùa khỉ có dễ lây nhiễm không? Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Đậu mùa khỉ không dễ lây lan như Covid-19 hay bệnh cúm thông thường, thậm chí khả năng lây thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, do đó khả năng thành dịch là rất thấp.

"Virus đậu mùa khỉ chỉ lây truyền trong một số cộng đồng nhất định, khả năng thành dịch là rất thấp. Nó chỉ lây truyền tốt với động vật gặm nhấm và loại khỉ trong môi trường tự nhiên còn trong môi trường xã hội mình thì ít có khả năng lây lan", PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.

Theo đó, với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc khoảng cách gần, cọ xát, da có trầy xước, quan hệ tình dục... với người bị bệnh đậu mùa khỉ thì mới có thể bị lây truyền.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện.

Ngoài ra người bị đậu mùa khỉ còn có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, đau cơ, đau đầu, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, để phát hiện bệnh đậu mùa khỉ cần phải thông qua 3 yếu tố.

Thứ nhất là dịch tễ: Phải là những người có nguy cơ tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, quan hệ tình dục... với người bị đậu mùa khỉ thì mới lây bệnh, còn người chưa bao giờ tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ thì không thể mắc được.

Những người tiếp xúc với người nước ngoài, chung phòng, chung giường với người lạ, người có phát ban thì có cơ sở nghi ngờ.

Thứ hai là triệu chứng: Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương đối "cổ điển", đầu tiên có sốt, sau đó phát ban đỏ, đặc biệt là nổi hạch, mụn nước…

Thông thường khi xuất hiện các biểu hiện này người bệnh sẽ đi khám, những trường hợp không đi khám là rất cá biệt.

Thứ ba là xét nghiệm: Với người bình thường thì căn cứ trên dịch tễ và dấu hiệu lâm sàng.

Cùng chuyên mục

Những lầm tưởng về thực phẩm bổ sung sức khỏe
Thực phẩm bổ sung sức khỏe đã trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều lầm tưởng nghiêm trọng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?

Tin mới

Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật có được BHYT thanh toán không?
Khi khám bệnh vào ngày thứ bảy, chủ nhật đối với các bệnh viện có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vào ngày nghỉ thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT. Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của BHYT trong trường hợp cấp cứu tại khoản 4, Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT.