4 biểu hiện dễ lầm tưởng EQ cao, nhưng thực chất trẻ đang thiếu cảm giác an toàn, tình yêu thương
Dưới đây là những biểu hiện dễ lầm tưởng trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, nhưng thực chất là trẻ đang thiếu cảm giác an toàn.
Nhiều bậc bố mẹ hy vọng con mình có trí tuệ cảm xúc cao, dễ dàng đạt được thành công khi trưởng thành.
Trên thực tế, có 4 biểu hiện trí tuệ cảm xúc cao ở trẻ, bố mẹ không nên quá tự mãn, đây thực chất là dấu hiệu cho thấy trẻ chưa có cảm giác an toàn, và nếu trẻ không có cảm giác an toàn thì đó chính là cũng là đứa trẻ đang chờ bố mẹ giúp đỡ.
Trẻ luôn nhường đồ chơi, thứ mình yêu thích cho người khác
Nhiều trẻ không muốn nhường đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích cho người khác, thực chất điều này phản ánh ý thức của trẻ về quyền tài sản. Đối với trẻ, những thứ mình thích đều có giá trị, và việc không muốn chia sẻ là điều bình thường.
Tâm lý này phản ánh sự quan tâm và giữ gìn những gì trẻ sở hữu. Trẻ có ý thức về giá trị cá nhân và quyền sở hữu, việc không muốn cho đi cái mình thích có thể là cách để bảo vệ sự riêng tư và quyền lợi của mình. Điều này không phải là một dấu hiệu xấu, mà chỉ đơn giản là trẻ đang hình thành ý thức về quyền tài sản.
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ có thể dễ dàng chấp nhận cho đi bất cứ thứ gì mình thích, có thể đó là một tín hiệu rằng trẻ đang trải qua một trạng thái bất an. Trẻ có thể đang cố gắng nhường nhịn và làm hài lòng người khác, có thể do áp lực từ bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình.
Khi bố mẹ nhận thấy con mình ở trong trạng thái này, cần nhìn nhận đây là một tín hiệu rằng trẻ đang cầu cứu sự giúp đỡ. Trẻ cần được đảm bảo rằng quyền lợi và ý kiến được tôn trọng, không bị ép buộc hoặc đánh mất quyền tự quyết của mình.
Bố mẹ có thể tạo ra một môi trường an toàn và tin tưởng, nơi trẻ có thể thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình một cách tự do. Việc thể hiện sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn và mở lòng hơn để chia sẻ những gì đang xảy ra.
Không bao giờ đưa ra yêu cầu
Trẻ nhỏ khi đói sẽ khóc, khi muốn món đồ chơi mới thường năn nỉ, thậm chí là ăn vạ, có nghĩa trẻ biết đòi hỏi những gì mình muốn. Tuy nhiên, những đứa trẻ không bao giờ bày tỏ đòi hỏi hoặc yêu cầu. Điều này không có nghĩa là trẻ không có nhu cầu, mà có thể đang thiếu tình yêu thương.
Trẻ không dám đưa ra yêu cầu, dù bị người khác ức hiếp hoặc cảm thấy bất an, cũng không dám nói gì. Một đứa trẻ không dám bộc lộ cảm xúc thật của mình, kể cả trước bố mẹ, có thể đang trải qua một trạng thái cảm xúc không lành mạnh.
Trí tuệ cảm xúc phát triển theo hướng này không phải lúc nào cũng có lợi, trẻ có thể cố gắng tìm kiếm sự chú ý và tình yêu thương. Trẻ cũng dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt. Đó là một lời kêu gọi yêu thương và sự quan tâm từ phía bố mẹ.
Bố mẹ cần dành nhiều thời gian và tình yêu thương hơn cho con, để con cảm nhận được sự ủng hộ và sức mạnh từ gia đình.
Trẻ trầm tính và luôn cư xử tốt
Những đứa trẻ trầm tính và luôn cư xử tốt thường được xem là những đứa trẻ ngoan trong mắt người khác.
Nhưng ở mặc khác, trẻ cũng có tính cách nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những tình huống xung quanh. Trẻ có thể sợ hãi hoặc lo lắng trước những tình huống mới, những người lạ, hoặc những thay đổi đột ngột trong môi trường.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hành vi ngoan và cư xử tốt này không phản ánh hoàn toàn cảm xúc và nhu cầu thực sự. Thay vào đó, đó là một cách để trẻ tồn tại trong một môi trường mà trẻ coi là không an toàn và không đáng tin cậy.
Trẻ không có đủ niềm tin để xin giúp đỡ hoặc yêu cầu sự quan tâm và yêu thương nhiều hơn, vì lo lắng rằng những yêu cầu đó có thể bị từ chối hoặc không được đáp lại.
Tình trạng này lâu dần khiến trẻ trở nên cô đơn, thiếu sự hỗ trợ tình cảm, gây ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng xây dựng mối quan hệ. Hơn nữa, trẻ có thể trở nên nhút nhát, dễ bị áp đặt và thiếu khả năng tự bảo vệ trong các tình huống khó khăn.
Trẻ đặc biệt giỏi quan sát lời nói và cảm xúc
Trong trường hợp này, trẻ có khả năng quan sát lời nói và cảm xúc thường hy sinh nhu cầu của bản thân để đáp ứng nhu cầu của người khác. Những đứa trẻ như vậy không ngừng cố gắng làm hài lòng người khác, đặt nhu cầu và sở thích của mình sang một bên.
Ví dụ, có thể thấy một trẻ không muốn vẽ, chỉ muốn chơi piano, nhưng khi nhìn thấy những bạn khác vẽ tranh, trẻ cũng nói rằng "Mình thích vẽ". Trẻ tinh ý như vậy đang hy sinh sở thích và nhu cầu của bản thân để làm cho người khác hài lòng. Hành động này có thể cho thấy rằng trẻ đang cảm thấy áp lực từ xã hội và mong muốn được chấp nhận và yêu thương.
Hành vi hy sinh này có thể là một cách để trẻ tìm kiếm sự chấp nhận và yêu thương. Bố mẹ cần nhận ra rằng trẻ cần được yêu thương nhiều hơn, không chỉ dựa trên việc cư xử tốt và ngoan ngoãn. Sự yêu thương và quan tâm từ bố mẹ là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển một cách toàn diện và tự tin.
Để giúp trẻ thoát khỏi sự áp lực không cần thiết, bố mẹ có thể tạo ra một môi trường chấp nhận và yêu thương, nơi mà trẻ được khuyến khích, ủng hộ thể hiện sở thích và nhu cầu của mình.