Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 03/02/2023 20:08 (GMT+7)

Xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) phải thúc đẩy cung, cầu lao động có chuyên môn cao

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 02/02, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2023. Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị cần có tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng về kết quả thi hành Luật Việc làm năm 2013 và các quy định có liên quan; việc xây dựng Luật phải đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong cả hoạt động quản lý nhà nước và quản trị, điều hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức liên quan.

Đồng thời, góp phần phát triển thị trường việc làm bền vững cũng như nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn mới; tạo thuận lợi cho thị trường việc làm phát triển đồng bộ, bền vững; thúc đẩy cung, cầu lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao…

Đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chính phủ cho rằng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với những nội dung chính sách mới, nhất là các chính sách tác động trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp.

Bảo đảm tính hợp lý, khả thi và hiệu quả; cần nghiên cứu các chính sách về thuế, phí, cơ chế tài chính khác về tài nguyên nước bảo đảm các chính sách đồng bộ, công khai, hiệu quả về lâu dài; tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm...

Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo tóm tắt và thảo luận về đề nghị xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia; đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; báo cáo tóm tắt về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, nhiệm kỳ này Chính phủ đã có 09 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật và đều đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối với các nội dung thảo luận tại phiên họp này, Thủ tướng đề nghị các bộ nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; bảo đảm tiến độ, chất lượng; đồng thời đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình theo quy định.

Theo Thủ tướng, chương trình xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế năm 2023 của Chính phủ là rất lớn. Do đó, các bộ, ngành phát huy thành quả của năm 2022, các bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; bổ sung lực lượng, đầu tư nguồn lực để tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là công việc khó, đòi hỏi công sức, trí tuệ, do đó cần có đầu tư, chế độ, chính sách tương xứng với lao động của người làm công tác xây dựng pháp luật.

Thủ tướng cũng yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, các bộ tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và đối tượng có tác động; tổ chức tuyên truyền chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành tạo đồng thuận và thực hiện hiệu quả.

Đối với một số Luật, quy định thực tiễn đặt ra cần phải xử lý, Thủ tướng đề nghị các bộ xây dựng dự thảo nghị quyết hoặc xây dựng một luật trình Quốc hội để sửa nhiều luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nhất là các Ủy ban của Quốc hội để tranh thủ trí tuệ và thảo luận, trao đổi trực tiếp với nhau để thống nhất.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.