Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 06/11/2022 16:01 (GMT+7)

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 06/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo: các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Các điểm cầu địa phương có thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

tm-img-alt
Quanh cảnh phiên họp

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Kết luận 42, ngày 20/10/2022, Trung ương, vẫn xác định phải phòng, chống dịch COVID-19 tốt hơn nữa để có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của năm 2022, năm 2023 và những năm tiếp theo.

Trong khi WHO cảnh báo COVID-19 vẫn trong giai đoạn đại dịch. Ở trong nước, cùng với dịch COVID-19 xuất hiện một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ... Do đó, Ban Chỉ đạo tổ chức phiên họp thứ 18 để đánh giá tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh phát sinh khác.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu tập trung đánh giá công tác tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho người dân, trong đó cùng với đánh giá kết quả, hiệu quả cần xác định rõ hạn chế, yếu kém và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vấn đề này; thảo luận việc khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, nhất là chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, nếu ai không dám làm thì hãy xin nghỉ, đứng sang một bên; đánh giá việc dịch chuyển nhân lực trong ngành y tế, chi rõ số nhân lực dịch chuyển và cả số tuyển mới chứ không chỉ nêu số người xin nghỉ...

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, trên thế giới đến ngày 30/10/2022 đã ghi nhận hơn 635,3 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,59 triệu trường hợp tử vong.

Trong 07 ngày vừa qua, có 16 nước, vùng lãnh thổ ghi nhận số ca tử vong cao, từ 100 ca trở lên; cho thấy đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường.

Ở nước ta, đến nay đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (0,38%). Tháng 10 cả nước ghi nhận 24.283 ca mắc mới, giảm 64,8% so với tháng trước; 15 ca tử vong, giảm 16 ca.

Đáng chú ý, trong nước cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, mới nhất là biến thể phụ BA.2.75.

Đối với công tác tiêm vaccine, tính đến hết ngày 02/11/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 262 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 78,9% và 83,2%; tỷ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 63,8%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 88,9% và 62,1%.

Riêng trong tháng 10/2022, cả nước tiêm được 1,9 triệu liều vaccine, trung bình mỗi ngày tiêm được 60.000 liều, giảm so với trung bình tháng 9/2022 (100.000 liều/ngày), tháng 8/2022 (350.000 liều/ngày) và tháng 7/2022 (430.000 liều/ngày).

Ban Chỉ đạo nhận định tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian.

Bên cạnh đó, virus SAR-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Do đó để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; đồng thời kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, tếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế./.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.