Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 08/06/2022 16:29 (GMT+7)

Tư thế ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe não bộ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo một nghiên cứu mới, tư thế khi ngủ có thể gây ra hoặc giúp ngăn chặn các bệnh trong đó có hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

Nghiên cứu phát hiện ra rằng nằm ngửa, nghiêng một bên hoặc nằm sấp khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của bạn.

Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, là dạng bệnh thần kinh vận động phổ biến nhất.

Những người bị ALS sẽ dần mất khả năng kiểm soát các chuyển động của cơ, bao gồm khả năng nói, nuốt và thở. Hiện tại không có cách nào chữa trị hội chứng này.

Tư thế ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe não bộ?
Thiên tài vật lý Stephen Hawking mắc bệnh ALS và sống chung với nó hơn 50 năm. Ảnh: SlashGear.

Các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng có nhiều điểm tương đồng, mặc dù các triệu chứng lâm sàng và tiến triển bệnh của chúng trông rất khác nhau.

Tỷ lệ mắc bệnh ALS và các bệnh thoái hóa thần kinh khác, bao gồm bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer tăng theo tuổi tác và dẫn đến mất dần mô não.

Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu cho biết cũng có sự gia tăng các protein thải tích tụ trong não bệnh nhân mắc các bệnh này.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên BioMed Central đã nghiên cứu một nhóm chuột và xác định mục tiêu mới trong cuộc chiến chống lại bệnh ALS. Nghiên cứu đã xem xét cách hệ thống glymphatic, hệ thống loại bỏ chất thải khỏi não, có thể ngăn ngừa ALS.

Bên trong cơ thể chúng ta, các chuỗi protein dài gấp lại để tạo thành các hình dạng chức năng cho phép chúng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ các tế bào và vận chuyển các phân tử.

Đôi khi quá trình đó diễn ra không trơn tru, dẫn đến các protein "gấp khúc" kết dính lại với nhau. Chúng cũng có thể phân mảnh, tạo ra các hạt giống lan truyền khắp não bộ, tạo thành các cụm mới.

Các nhà nghiên cứu kiểm tra những con chuột đã được biến đổi gen để xác định xem liệu loại bỏ hoặc làm chậm sự lây lan của các protein thải này và hạt của chúng có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh hay không.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng những con chuột tiếp xúc với protein liên quan đến ALS có các triệu chứng cổ điển của bệnh, bao gồm cả chứng teo não. Hơn nữa, chúng có khả năng xử lý chất thải glymphatic kém hơn.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy hệ thống glymphatic có thể là một mục tiêu điều trị tiềm năng trong điều trị ALS.

Tầm quan trọng của tư thế ngủ

Tư thế ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe não bộ?
Tư thế nằm nghiêng được cho là có lợi cho sức khỏe. Ảnh: The Sun

Hệ thống glymphatic loại bỏ chất thải, bao gồm các protein độc hại, khỏi não, nhưng thường không phản ứng trong khi chúng ta thức. Thay vào đó, nó sẽ hoạt động khi chúng ta ngủ.

Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, chất lượng giấc ngủ giảm và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm ALS, tăng lên.

Tư thế ngủ cũng được cho là có ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc cơ thể.

Nghiên cứu được thực hiện trên các loài gặm nhấm đã chứng minh khả năng thanh thải glymphatic hiệu quả nhất ở tư thế nằm nghiêng, so với tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Nguyên nhân vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng những phát hiện cho thấy nó có thể liên quan đến tác động của trọng lực, sự nén và kéo căng của mô.

Ngoài tư thế ngủ, lối sống cũng có thể giúp ích cho chức năng của cơ thể.

Omega-3, được tìm thấy trong cá biển, từ lâu đã được coi là có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu mới cho thấy những lợi ích này một phần có thể là do tác động tích cực của Omega-3 đối với chức năng glymphatic.

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới