Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/12/2020 06:29 (GMT+7)

Từ 1/2/2021, bỏ quy định cấm hát nhép khi biểu diễn nghệ thuật

Theo dõi GĐ&PL trên

Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Trong đó, Nghị định bỏ quy định cấm tổ chức, cá nhân biểu diễn sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn.

Cụ thể, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn:

Từ 1/2/2021, bỏ quy định cấm hát nhép khi biểu diễn nghệ thuật - Ảnh 1.
Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn (ảnh minh họa- Nam Nguyễn)

1- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

3- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

4- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Như vậy, so với quy định trước đây tại Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP đã có nhiều sửa đổi, trong đó đã bỏ việc cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn.

Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

- Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý, không thuộc trường hợp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.

Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp quy định sau:

- Vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (quy định tại Điều 3 Nghị định này).

- Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.

Cùng chuyên mục

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12
Sửa quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; hồ sơ thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Đăng ký thường trú cho trẻ trong 60 ngày kể từ khi đăng ký khai sinh
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày được đăng ký khai sinh thì bố mẹ hoặc người giám hộ, chủ hộ phải làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho người chưa thành niên. Nếu bố mẹ không có cả nơi thường trú và tạm trú thì phải khai báo thông tin về nơi cư trú cho người chưa thành niên.

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.