Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/11/2022 14:16 (GMT+7)

Từ 01/01/2023, không đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt?

Theo dõi GĐ&PL trên

Từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu sẽ bị bãi bỏ, không còn hiệu lực. Điều này dẫn đến không ít người dân thắc mắc, lo lắng việc chưa đổi sang căn cước công dân (CCCD) gắn chip có bị xử phạt hay không?

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, hiện nay Việt Nam đang hướng tới một Chính phủ điện tử, quản lý số nên việc bỏ hộ khẩu giấy, bỏ chứng minh thư nhân dân (CMTND) giấy sang quản lý bằng CCCD gắn chíp tích hợp các thông tin tổng hợp tiện ích như đặc điểm nhận dạng, giấy phép lái xe, bảo hiểm… Người dân khi đi giao dịch chỉ cần mang theo CCCD gắn chíp các cơ quan chuyên môn đã liên thông hệ thống với nhau có thể tra cứu được thông tin mà không cần xuất trình hộ khẩu và giấy tờ khác.CMTND giấy và CCCD mã vạch không có chức năng này, nên việc chuyển sang sử dụng CCCD gắn chíp là bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 21, Điều 23, Luật Căn cước công dân 2014 có 08 trường hợp người sử dụng CCCD (cả có chíp và không có chíp) phải đổi, hoặc xin cấp lại thẻ CCCD gắn chíp mới gồm: Những công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; có thay đổi đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; bị mất  Căn cước công dân; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Còn đối với người đang sử dụng CMND, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định có 6 trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chíp gồm: CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2, Phần II, Thông tư 04/1999/TT-BCA), CMND hư hỏng không sử dụng được, có thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có thay đổi đặc điểm nhận dạng; bị mất CMND.

Vì vậy, nếu thuộc một trong 14 trường hợp trên, người sử dụng CMND, CCCD có thể bị phạt do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Nếu bị phạm về việc cấp đổi từ CMTND sang CCCD gắn chíp người bị phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, đối với trường hợp vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, CMND hoặc thẻ CCCD, cụ thể trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới