Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 29/10/2022 15:00 (GMT+7)

Tại sao đã được cấp CCCD rồi nhưng vẫn cần đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều người dân thắc mắc giữa tài khoản định danh điện tử và thẻ CCCD có gì khác nhau? Tại sao đã được cấp CCCD rồi mà vẫn cần đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Thế nào là tài khoản định danh điện tử?

Theo Điều 3, Nghị định 59/2022/NĐ-CP, 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, thì “tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Nói một cách dễ hiểu, tài khoản định danh điện tử là “ví giấy tờ điện tử” và là phương thức quản lý thông tin CCCD cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Mục đích nhằm thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó.

Tài khoản định danh điện tử gồm 02 mức độ với những thông tin và giá trị sử dụng khác nhau.

Trong đó, tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 gồm các thông tin: Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Đối với tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 có đầy đủ thông tin cá nhân như: Mức độ 1, ngoài ra còn có thêm thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung và dấu vân tay.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tại sao đã được cấp CCCD rồi mà vẫn cần đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Khác biệt với thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Tài khoản này sẽ giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được đảm bảo của Bộ Công an, nhất là dịch vụ công trực tuyến.

Trước đây, nếu thực hiện các thủ tục hành chính, người dân cần xuất trình nhiều loại giấy tờ theo quy định như: Giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế , đăng ký xe, thẻ CCCD… Nhưng nếu sử dụng tài khoản định danh điện tử, người dân không phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân này.

Nghị định 59/2022/NĐ-CP cũng nêu rõ, đối với tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 sẽ có giá trị tương đương với thẻ CCCD hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài.

Khi có tài khoản định danh điện tử sẽ tạo điều kiện giúp người dân có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, đảm bảo tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả hơn so với phương pháp trước đây. Do được tích hợp toàn bộ các giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử nên giúp công dân giảm thiểu các giấy tờ tùy thân, tạo sự thuận tiện cho công dân có thể giao dịch ở mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu.

Đối với các cơ quan Nhà nước, khi được kết nối đến hệ thống định danh điện tử sẽ đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp. Do đó, có thể giảm thiểu nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí lưu trữ và in ấn các loại giấy tờ so với phương pháp truyền thống như trước đây. Đặc biệt, có thể thực hiện giải quyết trực tuyến các thủ tục hành chính cho người dân đảm bảo chính xác, nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế việc người dân đi lại nhiều lần.

Cùng chuyên mục

Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.
Toán Tiếng Anh: Cầu nối học thuật cho học sinh Việt Nam
Mô hình đào tạo Toán Tiếng Anh tại Việt Nam là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với kiến thức toán học quốc tế. Hình thức này vừa củng cố khả năng suy luận vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ cho các em, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tri thức toàn cầu.