Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/10/2023 15:00 (GMT+7)

Trung Quốc: Xử lý khoảng 260.000 vụ án liên quan phá hoại môi trường

Theo dõi GĐ&PL trên

Khoảng 260.000 vụ án hình sự liên quan đến hành vi phá hoại tài nguyên và môi trường tại Trung Quốc đã bị xử lý trong gần 5 năm qua.

Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, nước này đang nỗ lực xử lý nghiêm các hành vi phá hoại môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống đô thị và môi trường sinh thái tự nhiên.

Theo thông tin trong báo cáo của Quốc vụ viện Trung Quốc, những trường hợp này liên quan đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, chiếm đất nông nghiệp trái phép, các tội liên quan đến động vật hoang dã và đánh bắt thủy, hải sản trái phép dọc sông Dương Tử.

tm-img-alt
Quang cảnh một dự án quản lý sinh thái sông Shuifu tại một công viên nông nghiệp hiện đại ở Khu mới Lan Châu, tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Báo cáo về việc trấn áp tội phạm môi trường đã được trình bày vào ngày 21/10 để các đại biểu thảo luận tại phiên họp đang diễn ra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Các báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao (SPC) và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (SPP) Trung Quốc về công tác liên quan đến bảo vệ tài nguyên vàmôi trường cũng được trình lên phiên họp này.

Theo báo cáo của SPC, trong hơn 5 năm qua từ tháng 1/2018 đến tháng 9 năm nay, các tòa án trên toàn quốc đã xử lý khoảng 1,47 triệu vụ án sơ thẩm liên quan đến bảo tồn tài nguyên và môi trường sinh thái. Báo cáo của SPC cho biết, số vụ việc như vậy được xử lý từ năm 2018 đến năm 2022 đã tăng 76,7% so với 5 năm trước đó.

Trong khi đó, theo báo cáo của SPP, các viện kiểm sát trên toàn Trung Quốc đã xử lý khoảng 823.000 vụ việc về môi trường và tài nguyên từ năm 2018 đến tháng 6/2023. Trong số các vụ án, tổng cộng 65.000 vụ án hình sự đã hoàn tất việc điều tra.

Trước đó, vào tháng 6/2017, Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc đã thông qua "Luật Phòng chống và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (sửa đổi)" với những quy định khắt khe hơn về chế độ trách nhiệm và công tác giám sát của chính quyền các cấp, đồng thời xử phạt nặng tay hơn đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.

Luật mới cũng hướng dẫn chính quyền các địa phương xây dựng những cơ sở xử lý nước và rác thải tại khu vực nông thôn, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn đối với hoạt động sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.