Trẻ thiếu tình cảm và sự quan tâm từ bố mẹ thường có 4 biểu hiện này
Khi thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của bố mẹ, trẻ sẽ có một số biểu hiện về hành vi đặc trưng.
Trẻ nhỏ thường có nhu cầu cao về sự đồng hành và chăm sóc của bố mẹ. Nếu nhu cầu tình cảm của trẻ lâu ngày không được đáp ứng sẽ dẫn đến thiếu thốn tình cảm thời thơ ấu. Sự thiếu thốn tình thương từ nhỏ mang đến cho trẻ những tổn thương không gì có thể bù đắp được.
Tổn thương kiểu này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ bố mẹ - con cái mà còn tác động sâu sắc đến tâm lý, tính cách và sự giao tiếp giữa các cá nhân với nhau.
Dưới đây là những biểu hiện phổ biến khí trẻ thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm, bố mẹ thử xem con mình có đang rơi vào tình trạng này không.
Những biểu hiện trẻ đang thiếu thốn tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ
Thiếu tin tưởng vào người khác
Từng có câu nói rằng, "Những người được yêu thương dám tự ý chí, còn những người thiếu tình yêu thương chỉ có thể hoàn thiện bản thân mình."
Những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ nhỏ thường có suy nghĩ chín chắn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vì thiếu vắng sự đồng hành của bố mẹnên ngay từ nhỏ trẻ đã học được cách tự dựa vào mình trong mọi việc.
Lâu dần, trẻ sẽ hình thành tâm lý “Tôi không cần ai cả, dù chỉ có một mình tôi vẫn sống tốt”.
Bề ngoài thường tỏ ra là người độc lập, có năng lực, chuyên nghiệp nhưng thực chất bên trong lại vô cùng bất an.
Do từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm nên khi lớn trẻ thường không mấy tin tưởng người khác, cũng không tin rằng người khác sẽ thực sự đối xử tốt với mình. Đồng thời, trẻ cũng có thể cảm thấy rằng lòng tốt và thiện chí của người khác là có động cơ hoặc có chủ đích.
Ngoài ra, trẻ cũng khó khăn trong việc tiếp xúc hay chủ động quan tâm đến người khác. Lâu dần, trẻ thường né tránh và cô lập, giữ khoảng cách với người khác một cách vô thức và không mở lòng với người khác để tránh làm tổn thương bản thân. Ngay cả sau khi kết hôn, trẻ vẫn có thể nghi ngờ tình yêu của vợ/ chồng dành cho mình.
Trẻ nhạy cảm, thường có hành động tiêu cực
Cảm giác an toàn của trẻ bắt nguồn từ gia đình. Những đứa trẻ vui vẻ, năng động, hoạt ngôn vì có cảm giác an toàn trong tâm hồn. Ngược lại, một số trẻ nhút nhát và hướng nội là do thiếu cảm giác an toàn (trừ yếu tố bẩm sinh, di truyền). Những đứa trẻ này thường hạn chế nói chuyện, kết giao, không dám làm những điều mình thích.
Những đứa trẻ cảm thấy được cha mẹ yêu thương, chăm sóc ngay từ nhỏ sẽ có xu hướng phát triển tính cách tích cực, lạc quan và tự tin. Bất kể lúc nào, trẻ luôn không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo, và rất hào phóng.
Ngược lại, những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ nhỏ thường tự ti và nhạy cảm, thậm chí có xu hướng làm những hành động khác biệt, tiêu cực. Tâm trí của trẻ đặc biệt tinh tế và dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.
Đặc biệt là trong các mối quan hệ thân thiết, khi gặp được đối tác tốt, thói quen tự phủ nhận bản thân sẽ khiến họ lo lắng, bất an và luôn thích suy nghĩ lung tung.
Trẻ sống khép kín, hạn chế trò chuyện
Trong gia đình, nếu mọi người hết mực yêu thương, quan tâm đến trẻ, không khí hoà thuận thì sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tính cách vui vẻ. Trẻ dám bộc lộ suy nghĩ bản thân, dám nhận lỗi sai và sửa lỗi khi mắc sai lầm. Tính cách cũng có xu hướng tích cực, hoà đồng, thân thiện.
Ngược lại, những đứa trẻ có bố không đủ bao dung tha thứ lỗi lầm dễ khiến trẻ trở nên sống khép kín, nhút nhát, tự ti. Khi lớn lên, trẻ có nguy cơ trở thành người sống tiêu cực, hướng nội, không muốn kết bạn.
Trẻ hay nói dối
Bố mẹ ít có cơ hội nói chuyện và quan tâm nhiều đến con trẻ, sau một thời gian, mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ sẽ có khoảng cách. Trẻ bắt đầu đánh mất niềm tin và tìm cách nói dối bố mẹ khi gặp một sự việc hoặc làm gì sai trái, đặc biệt là sử dụng cách nói dối để biện minh cho hành vi của mình.
Khi phát hiện con mình có biểu hiện này, bố mẹ nên thay đổi cách quan tâm, chăm sóc và nhớ rằng ân cần, yêu thương con nhiều hơn.
Gợi ý những thói quen giúp tăng tình cảm giữa bố mẹ và con cái
Trò chuyện, chia sẻ với con mỗi ngày
Việc bố mẹ dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với con hàng ngày có thể tạo sự kết hợp hài hòa giữa các thành viên khác trong gia đình.
Đây cũng là khoảng thời gian bố mẹ giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tinh thần lạc quan cho con. Hãy trò chuyện thật thoải mái và cởi mở với trẻ, để trẻ có thể nói ra hết những điều khiến trẻ cảm thấy khó khăn hoặc không vui trong cả một ngày.
Điều này sẽ giúp trẻ lấy lại được sự vui vẻ và khi con cảm nhận được rằng có bố mẹ luôn bên cạnh, chia sẻ những vấn đề mà mình gặp phải, sẽ khiến cho cuộc sống của con trở nên hạnh phúc hơn.
Thường xuyên ăn tối
Các nhà nghiên cứu khẳng định ăn cùng gia đình giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn về tương lai. Trong đó bữa ăn là cơ hội tuyệt vời để bố mẹ và con cái trò chuyện với nhau về một ngày trôi qua.
Bằng cách chia sẻ về bố mẹ cho con thấy sự gần gũi với con cái, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thêm bền chặt.
Trong một khảo sát, trẻ em Mỹ được hỏi khi nào muốn nói chuyện với bố mẹ nhiều nhất, bữa ăn tối là câu trả lời phổ biến nhất. Trẻ ăn tối với gia đình thường ít căng thẳng hơn và có mối quan hệ tốt đẹp hơn với bố mẹ.
Ngoài ra, bữa ăn gia đình còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải các tệ nạn, các vấn đề ở trường học, rối loạn ăn uống.
Chơi trò chơi cùng nhau
Một trong những cách tốt nhất để gắn kết với con cái là bố mẹ thường xuyên chơi cùng con. Mẹ có thể lựa chọn các trò chơi vui nhộn dành cho gia đình và nhân cơ hội đó biến nó thành một trò chơi giáo dục để dạy cho con những nhận thức, kỹ năng hữu ích.
Ví dụ như hãy khuyến khích trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội và cách cư xử tốt qua trò chơi như học cách trở thành người chiến thắng hay kẻ thua cuộc một cách nhã nhặn và bố mẹ cùng con cái trải qua những thời gian vui vẻ.
Thể hiện tình yêu với con bằng hành động
Thể hiện tình thương bằng hành động như những cử chỉ âu yếm và những cái ôm được xem là cách tuyệt vời để kết nối bố mẹ với con trẻ. Vì vậy, hãy thường xuyên trao cho con những cái ôm, hành động yêu thương.
Mẹ có thể viết một mảnh giấy nhỏ viết những lời yêu thương, cổ vũ và nhét nó vào hộp cơm trưa cho con. Hoặc lên kế hoạch cho những điều thú vị để cùng con làm vào cuối tuần. Những hành động này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn về chất lượng của mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái.