Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 22/06/2022 15:01 (GMT+7)

Làm thế nào để giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Theo dõi GĐ&PL trên

Giành quyền nuôi con luôn là vấn đề được cả vợ và chồng quan tâm trong suốt quá trình tranh chấp ly hôn.

Nếu bạn đang trong tình huống này, hãy nhờ đến lời khuyên của luật sư tư vấn luật gia đình (family law advice) để xác định rõ tình huống hiện tại cũng như tham khảo các giải pháp xử lý phù hợp nhất nhằm đảm bảo quyền lợi về mặt tài sản cũng như nâng cao cơ hội giành quyền nuôi con khi tranh chấp tại Tòa án.

Với những thông tin trên, điều quan trọng nhất là bạn cần nắm rõ các quy định và thủ tục ly hôn cũng như phương pháp xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.

Trong trường hợp 2 bên không thỏa thuận được, có thể làm đơn kiến nghị yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp do mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc.

1-ly-hon-1655883880.PNG

Nhưng để công bằng trong mọi khía cạnh về quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố liên quan trước khi đưa ra quyết định sẽ giao quyền nuôi con cho ba hay mẹ. Do đó, để giành thắng lợi - bạn phải chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con khi tranh tụng tại Tòa án.

Tuy nhiên, nếu trường hợp con cái dưới 36 tháng tuổi - người mẹ sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp hai bên sẽ thỏa thuận lại với nhau. Nếu con trên 36 tháng tuổi thì bố và mẹ đều có quyền nuôi con ngang sau.

Lúc này, Tòa án sẽ xem xét nhiều khía cạnh về vật chất lẫn tinh thần để đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây là 2 điều kiện quan trọng, bạn cần chứng minh để giành được quyền nuôi con:

1. Điều kiện về vật chất

- Chứng minh mức thu nhập thực tế hiện tại của bạn.

- Có công việc ổn định, đáp ứng được môi trường sống và điều kiện học tập cho con

Thêm vào đó, bạn cần chứng minh mức thu nhập của mình phải cao hơn so với bên kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Thêm vào đó, bạn cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm: sổ đỏ, hợp đồng lao động…

2. Điều kiện về mặt tinh thần

Tòa án xem xét các điều kiện dựa trên tình cảm của ba và mẹ dành cho con cái như: thời gian dạy dỗ/chăm sóc con, nhân cách đạo đức, thời gian vui chơi cùng con…

Để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh có thể đáp ứng đủ điều kiện không chỉ về mặt vật chất mà còn về tinh thần của con.

Nếu một trong 2 bên không đủ điều kiện, không có tài sản đồng nghĩa không đủ điều kiện tranh giành quyền nuôi con. Cuối cùng, quyền lợi sẽ thuộc về người đủ điều kiện hơn.

3. Một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Ngoài những điều kiện bắt buộc dành cho con ở trên, ba/mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng khi tranh giành quyền nuôi con sau ly hôn dưới đây:

- Bạn không chỉ chứng minh với Tòa án khả năng về điều kiện vật chất và tinh thần có thể giành quyền nuôi con, mà phải chứng minh được đối phương không có khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con tốt. Ví dụ: đối phường thường xuyên có thái độ bỏ mặc, không quan tâm con hoặc bạo lực con nhiều lần.

- Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm một diễn đàn/forum cung cấp đầy đủ thông tin về những luật sư gia đình giỏi tại Việt Nam để nhanh chóng lựa chọn một Luật sư giàu chuyên môn để trở thành đại diện pháp lý cho bạn và giành phần thắng khi tranh tụng trên Tòa.

Cùng chuyên mục

Đơn phương xóa đăng ký thường trú của người khác được không?
Trong hộ khẩu thường trú của gia đình tôi có tên ông V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay. Vậy, gia đình tôi có đơn phương xóa đăng ký thường trú của ông V. được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để giải quyết? Bạn đọc N.V.P. hỏi.
Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức được nêu rõ tại Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành ngày 17/9/2024.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.

Tin mới

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
Sa Pa, được mệnh danh là "Thành phố trong mây", đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Nếu trước đây việc săn mây cần đến may mắn, thì giờ đây du khách có thể tự tin vi vu cáp treo chinh phục đỉnh Fansipan để chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh, đẹp như mơ.
Quang Linh Vlogs rời xa Lôi Con
Quang Linh Vlogs trở về Việt Nam khiến cậu bé Lôi Con không giấu nổi cảm xúc buồn bã, dù đã trưởng thành và học cách che giấu cảm xúc hơn trước.
Đơn phương xóa đăng ký thường trú của người khác được không?
Trong hộ khẩu thường trú của gia đình tôi có tên ông V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay. Vậy, gia đình tôi có đơn phương xóa đăng ký thường trú của ông V. được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để giải quyết? Bạn đọc N.V.P. hỏi.