Trẻ biết đi sớm tức là thông minh hơn? Chuyên gia đưa ra câu trả lời chuẩn
Nhiều người con đưa ra ý kiến rằng trẻ tập đi sớm sẽ phát triển trí thông minh tốt hơn, vậy liệu điều này có đúng
Hầu hết chúng ta đều biết giai đoạn tập đi rất quan trọng và phát triển trong cuộc sống của trẻ. Kỹ năng đi lại không chỉ mang lại sự độc lập về chuyển động, mà còn mở ra cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh, tham gia vào các hoạt động xã hội.
Đồng thời, quá trình tập đi giúp trẻ phát triển các khả năng vận động cơ bản như cân bằng, tư thế đứng, và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Về vấn đề này, nhiều người con đưa ra ý kiến rằng trẻ tập đi sớm sẽ phát triển trí thông minh tốt, chỉ số IQ cao hơn, vậy liệu điều này có đúng?
Trẻ họcđi sớm có IQ cao hơn?
Có một số nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ giữa việc trẻ học đi sớm và IQ cao hơn, tuy nhiên, không có sự đồng nhất trong kết quả của các nghiên cứu này.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ học đi sớm có thể phát triển các kỹ năng như tư duy không gian, tư duy logic, và khả năng giải quyết vấn đề sớm hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra IQ, cho thấy một mối liên hệ tạm thời giữa việc học đi sớm và IQ cao hơn ở giai đoạn đầu của sự phát triển trí tuệ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng IQ không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà là kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền, môi trường và giáo dục. Việc trẻ học đi sớm có thể là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, nhưng không phải là yếu tố duy nhất và không đảm bảo rằng trẻ sẽ có IQ cao hơn suốt đời.
Ngoài ra, việc đánh giá và đo lường trí tuệ của một người không chỉ dựa trên IQ mà còn phải xem xét nhiều khía cạnh khác như kỹ năng xã hội, sáng tạo, khả năng lãnh đạo và thể hiện tài năng riêng. IQ chỉ là một chỉ số đo lường hạn chế về một khía cạnh cụ thể của trí tuệ.
Một số chuyên gia thậm chí khuyên bố mẹ không nên cho trẻ tập đi quá sớm, bởi có thể tác động xấu đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.
Tập đi quá sớm không có lợi cho sự phát triển cơ và xương
Vì tập đi sớm trong khi cơ chân còn yếu, nên nhiều phụ huynh sử dụng xe tập đi để rèn luyện sớm cho con. Mặc dù trẻ có thể cử động tự do chỉ với một lực nhỏ khi sử dụng xe tập đi, thực tế là điều này không tốt cho sự phát triển xương của trẻ.
Khi trẻ bước đi trong xe tập đi, cơ đùi và cơ mông không thực sự vận động, vì sức mạnh chủ yếu được dựa vào chân của xe tập đi. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng trong phát triển cơ bắp của trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể.
Hơn nữa, xương và cơ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, và việc trẻ thường xuyên sử dụng tư thế đứng trên xe tập đi có thể gây ra sự biến dạng trong cấu trúc xương, như chân hình chữ "X" hoặc "O". Điều này có thể tạo ra vấn đề về sự cân bằng, hình dạng cơ thể và khả năng vận động của trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, xe tập đi còn cản trở sự phát triển của các động tác bò của trẻ. Trong quá trình bò, trẻ không chỉ quan sát bằng mắt mà còn sờ bằng bàn tay nhỏ, cắn bằng miệng để khám phá thế giới xung quanh. Nhưng việc sử dụng xe tập đi có thể giới hạn khả năng này, làm giảm khả năng tương tác và khám phá của trẻ.
Vì vậy, mặc dù xe tập đi có thể cho trẻ cảm giác di chuyển tự do, nhưng cần lưu ý rằng nó có những hạn chế và tiềm ẩn nguy cơ cho sự phát triển tổng thể của trẻ. Chưa kể trường hợp trẻ đi quá nhanh, ngã, rơi từ trên cao xuống.
Vì vậy, hãy chú ý cho trẻ sử dụng xe tập đi ở thời điểm thích hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tự do vận động, bò, và khám phá môi trường xung quanh là cách tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện.
Nuôi con theo quy luật tự nhiên, thời điểm và phương pháp tập đi tốt nhất là đây
Thông thường trẻ tập đi khi được 1 tuổi. Nếu sự phát triển thể chất của trẻ tương đối bình thường thì sau hơn 8 tháng sẽ bắt đầu học bò, việc bò có thể rèn luyện sự phát triển của tay, chân, mông và thậm chí cả các cơ của toàn cơ thể.
Khi trẻ bò khéo léo, sẽ tự nhiên tìm được đồ vật để bám vào và tập đứng như lan can, tủ,...
Khi nhiều trẻ sơ sinh được 10 tháng tuổi, có thể dần dần học cách kiểm soát thăng bằng cơ thể, tự đứng lên cầm một số đồ vật, đi độc lập nắm tay người lớn và thậm chí cúi xuống để nhặt đồ vật trên mặt đất.
Khi được khoảng 15 tháng, trẻ bình thường có thể tự đi được vài bước, khả năng đi lại độc lập của trẻ sẽ ngày càng ổn định hơn.
Trong giai đoạn chập chững biết đi, bố mẹ cần tránh cho con mình bị tổn thương. Có một hành động mà ai cũng thường làm sai đó là chúng ta dùng hai tay kéo hai cánh tay để trẻ bước đi, lực hướng lên trên này sẽ khiến trẻ đi nhón chân, dễ đi sai hướng. Trường hợp bố mẹ dùng lực không đúng còn khiến trẻ đi kiễng chân, có thể bị trật khớp tay.
Khi trẻ tập đi, bố mẹ cũng cần loại bỏ những vật dụng có thể gây nguy hiểm trong nhà và tạo môi trường tương đối an toàn. Ví dụ, sàn nhà phải sạch, phẳng, khô ráo, dán các dải chống va chạm vào các vật sắc nhọn trong nhà để giảm thiểu chướng ngại vật, tạo môi trường vui chơi rộng rãi, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ.
Vấp ngã, run rẩy đứng lên, mỗi đứa trẻ lớn lên không thể tránh khỏi va chạm, bố mẹ nên kiên nhẫn hỗ trợ, sẽ giúp trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh, cường tráng hơn.