Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/11/2022 11:21 (GMT+7)

Tác giả "Sóng ở đáy sông" - Nhà văn Lê Lựu qua đời

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 9/11, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết được con gái nhà văn Lê Lựu thông báo ông qua đời vào khoảng hơn 16h tại nhà riêng ở Tân Châu, Khoái Châu, Hưng Yên.

Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông đã viết nhiều tác phẩm đặc sắc, giành được nhiều giải thưởng như giải Nhì báo Văn nghệ 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng; giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 trao cho tiểu thuyết Thời xa vắng, Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt 1...

Lê Lựu là cha đẻ của nhiều nhân vật luôn đau khổ, bất hạnh trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cá nhân. Ông từng nói: "Thằng Núi trong Sóng ở đáy sôngcũng đi tìm được chỗ đứng của nó, đến thằng Sài trong Thời xa vắngnó khốn khổ như thế mà cũng chưa khổ bằng tôi. Tôi đúng là bố của chúng nó về nhục nhã, mất mát".

tm-img-alt
Nhà văn Lê Lựu. Nguồn: internet.

Chiều 9/11, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết được con gái nhà văn Lê Lựu thông báo ông qua đời vào khoảng hơn 16h tại nhà riêng ở Tân Châu, Khoái Châu, Hưng Yên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, vừa thông báo tin buồn này trên trang cá nhân. Ông gọi Lê Lựu là "nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam", người có những tác phẩm "làm rung động đời sống văn học Việt Nam" như Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng...

Được biết, nhiều năm nay, nhà văn Lê Lựu phải chống chọi với nhiều căn bệnh: tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…

Nhà văn Lê Lựu xuất bản “Thời xa vắng” lần đầu năm 1986, ngay sau đó, được bạn đọc nồng nhiệt tìm đọc, được giới phê bình coi là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng của văn học đổi mới - xu hướng nhận thức lại thực tại.

Với “Sóng ở đáy sông”, ngay sau khi công bố vào năm 1994, tiểu thuyết này đã thu hút độc giả, giới phê bình và cả giới làm phim. Tiểu thuyết này nhanh chóng được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình, và năm 2000, bộ phim cùng tên do Lê Đức Tiến làm đạo diễn được phát sóng trên kênh VTV1 gây xôn xao dư luận. Tiểu thuyết kể về một chuỗi những sai lầm liên tiếp của Núi - người được sinh ra bởi sai lầm của người cha, sau những lần "không thể kìm hãm trước con ở" khi "đang thời bừng dậy rừng rực".

Cuộc đời Núi trượt dài trong tăm tối. Bất hạnh đeo đẳng. Chiến tranh và một thời kỳ bao cấp có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn… “Với lối viết mộc, hiện thực; với những triết lý, ẩn dụ, phúng dụ được nhà văn Lê Lựu sử dụng khá tinh tế và thuần Việt, chắc chắn lớp bạn đọc hôm nay sẽ được bước vào một thời khắc riêng khác, và hình dung về một giai đoạn đầy biến động đã lùi xa...”, nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhận xét.

Cùng chuyên mục

TRỰC TIẾP: Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc điếu văn, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới".

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.