Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 10/12/2023 16:40 (GMT+7)

Quy định mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 06/12/2023 quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Trong đó đáng chú ý là quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Quy định mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024

Ảnh minh họa.

Theo đó, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận đối với công dân được gọi do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện sau khi sơ tuyển sức khỏe.

Về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Không gọi công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy.

- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Về sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân cấp huyện.

Nội dung sơ tuyển sức khỏe:

- Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

- Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thị lực, di tật, dị dạng; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện.

Nội dung khám sức khỏe bao gồm:

- Khám về thị lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai, mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ).

- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ (10 thông số; siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung nêu trên theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy.

Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định thì ủy viên Hội đồng trực tiếp tham khảo báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám.

Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X quang tim phổi thẳng.

Về phương pháp phân loại sức khỏe, mỗi chỉ tiêu, saụ khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột "Điểm". Cụ thể, Điểm 1: Chỉ tình trạng sức-khỏe rất tốt; Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; Điểm 5; Chỉ tình trạng sức khỏe kém; Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3 : Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024. Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực thi hành.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.