Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 01/02/2022 11:57 (GMT+7)

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân

Theo dõi GĐ&PL trên

Nếu không biết mà ăn các loại thực phẩm kỵ nhau trong ngày Tết, chúng sẽ gây khó chịu cho cơ thể, thậm chí bị ngộ độc.

Ngày Tết có rất nhiều món ăn khác nhau với các nguyên liệu phong phú như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, hoa quả,… Tuy nhiên, nếu không biết cách kết hợp hợp lý thì chúng có thể khiến sức khỏe của bạn gặp vấn đề. Dưới đây là những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết ai cũng cần biết để tránh rước hại vào thân.

Thực phẩm kỵ với thịt lợn

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân
Thực phẩm kỵ với thịt lợn gồm có thịt bò, thịt chim, gừng, gan dê,...

- Thịt bò: Thịt lợn và thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau nên nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng của nhau. Hơn nữa, thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn, không nên nấu chung với nhau. Vì vậy, tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt để đảm bảo mùi vị của món ăn, vừa không làm mất chất của 2 loại thịt.

- Thịt chim: Thịt lợn không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ), vì khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Nếu dùng chung với thịt chim bồ câu thì dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.

- Gừng: Nhiều người thường nấu thịt lợn cho gừng vào để khử mùi tanh nhưng hai nguyên liệu này tương khắc, khi ăn cùng nhau sẽ gây các triệu chứng phong thấp, nổi nốt vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, thịt lợn cũng không nên kết hợp với ba ba, rùa, rau thơm, lá mơ, đậu tương, ốc, gan dê.

Thực phẩm kỵ thịt gà

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân

- Cá chép: Thịt gà tính ôn, cá chép tính hà. Nếu ăn 2 loại này cùng nhau thì dễ sinh mụn nhọt, phát chứng trường ung.

- Tôm: Tôm và gà ăn cùng dễ gây ra triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, gây ngứa ngáy khắp người ở những người nhạy cảm. Thậm chí, sự kết hợp này kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến lá lách và dạ dày, khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm.

- Cơm nếp: Cơm nếp có tính ấm, thịt gà có tính ôn nên khi ăn cùng nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng, dân gian thường gọi là sán dây, sán sơ mít.

Ngoài ra, thịt gà cũng không nên ăn cùng muối vừng, rau kinh giới, mù tạt, quả mận.

Thực phẩm kỵ thịt bò

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân

- Hải sản: Thịt bò chứa nhiều photpho, hải sản lại giàu canxi và magiê, nên khi dùng chung với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối, gây cản trở hấp thu photpho và giảm tốc độ hấp thu canxi.

- Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C, nếu ăn chung thì chất đạm trong thịt bò dễ bị biến chất, làm mất giá trị dinh dưỡng.

- Nước trà: Khi đi chơi Tết, nhiều nhà sẽ pha trà mời khách, nhưng nếu bạn mới ăn thịt bò xong thì không nên uống nước trà. Vì lượng acid tannic trong trà kết hợp với protein trong thịt bò sẽ gây viêm mạch ruột, làm tích tụ chất độc ở nhu động ruột gây táo bón cho người ăn. Vì vậy, bạn nên uống trà sau khi ăn thịt bò tối thiểu là 2 tiếng.

- Đậu nành: Đậu nành và thịt bò đều chứa nhiều purin, chất liên quan mật thiết với acid uric gây ra bệnh gout. Vì vậy, nếu ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric, gây cơn đau khớp.

Ngoài ra, thịt bò còn không nên kết hợp với mật ong, đậu đen, lươn.

Thực phẩm kỵ với hải sản

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân

- Thực phẩm có tình hàn: Hải sản có tính hàn, nên khi ăn tốt nhất tránh ăn kèm với những thực phẩm có tính hàn khác như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, dấp cá, nước đá... dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

- Trái cây giàu vitamin C: Ăn trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… ngay sau khi ăn hải sản có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Bia: Hải sản có hàm lượng đạm khá cao, vừa uống bia vừa ăn hải sản có thể gây cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

- Nước trà: Trong trà chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với canxi trong hải sản dễ hình thành muối canxi kết tủa, không có lợi cho cơ thể.

Các loại rau củ kỵ nhau

Những thực phẩm kỵ nhau ngày Tết: Nhiều người vẫn đưa vào miệng mà không biết đang rước hại vào thân

- Củ cải trắng kỵ cà rốt, mộc nhĩ đen: Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, nên ăn chung 2 thứ này sẽ khiến các thành phần dinh dưỡng bị phá hủy. Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, khi ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.

- Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây, dưa chuột: Khoai lang và khoai tây có hàm lượng tinh bột khá cao, khi đi vào cơ thể sẽ có phản ứng lên men, tạo ra chất có tính axit. Chất này với pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với nhau, gây khó chịu cho đường tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C, cà chua lại giàu vitamin C nên khi kết hợp với nhau có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể.

Trên đây là một số loại thực phẩm kỵ nhau trong ngày Tết, bạn nên lưu tâm để tránh gặp phải tình trạng đáng tiếc trong những ngày đầu năm nhé!

Cùng chuyên mục

Top 10 thực phẩm giàu canxi
Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.
Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?
Trái với quan điểm truyền thống, ngày càng có nhiều bằng chứng y khoa cho thấy, việc cho bệnh nhân ăn trước và sớm sau phẫu thuật mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng nhu động ruột, tăng khả năng lành vết thương, tăng kháng thể sinh ra từ ruột…

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.