Những thói quen rửa bát tưởng sạch, không ngờ lại có thể rước ung thư
Ngâm bát trước khi rửa, chà xát đũa, hay phơi lên giá để tự khô,... là những thói quen thân thuộc của nhiều người khi rửa bắt. Nhưng tất cả những điều đó đều tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Theo báo cáo tại hội nghị khoa học tiêu hóa Quốc tế, tỉ lệ mặc ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam đang ngày càng cao. Điển hình là các bệnh như: ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản... Đây đều là những căn bệnh có liên quan mất thiết ăn thói quen ăn uống hàng ngày.
Nhiều người cho rằng nhưng thói quen ăn thực phẩm nhiều đường, muối, rượu, bia chính là tác nhân gây bênh. Song ngoài thói quen ăn uống, một nguy cơ khác có thể gây ung thư đó là những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Trong đó có thói quen rửa bát.
Thói quen rửa đũa
Hiện nay rất nhiều người đang rửa đũa sai cách, vô tình làm sản sinh ra nhiều chất gây ung thư mà không biết. Trên mỗi đôi đũa thường sơn một lớp bảo vệ bên ngoài mục đích của các nhà sản xuất là để tránh cho đũa không bị nấm mốc hay ngấm nước. Nhiều người lại có thói quen cầm cả bó chà xát chúng với nhau vì cho rằng cách rửa đũa này vừa nhanh vừa sạch. Tuy nhiên, cách làm này là không đúng, bởi sẽ khiến lớp bảo vệ bên ngoài của đũa bị phá hủy và dần tạo ra những vết nứt nhỏ dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sinh sôi.
Ngoài ra, khi rửa xong đũa nhiều người thường có thói quen để lên giá cho tự khô chứ không chủ động lau khô. Việc này tạo môi trường ẩm ướt cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt là có thể có chất gây ung thư nghiêm trọng - aflatoxin phát triển. Cộng với việc đũa để chồng chéo lên nhau có thể dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh.
Ngâm bát quá lâu
Thay vì rửa luôn nhiều người có thói quen cháng và cho bát vào bồn nước rồi để đến cuối ngày mới rửa. Đây là thói quen nguy hại dễ khiến cho một số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi trong bồn rửa.
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, việc ngâm bát đũa quá 4 tiếng sẽ khiến vi khuẩn phát triển gấp nhiều lần, thời gian ngâm càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sinh sản.
Đặc biệt, thời gian ngâm bát đĩa trong xà phòng àng lâu thì bát đũa càng có nguy cơ bị ngấm hóa chất, nguy cơ bị ung thư càng gia tăng.
Lạm dụng nước rửa bát
Theo các chuyên gia việc lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì các hóa chất trong nước rửa bát có thể còn sót lại trên bát đũa và thôi nhiễm với đồ ăn, chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Đổ xà phòng trực tiếp vào bát
Nếu nghĩ rằng việc đổ xà phòng trực tiếp vào chén bát có thể giúp tẩy sạch dầu mỡ. Nhưng thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Chưa kể nếu rửa không sách phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại và gây ảnh hưởng đến đường ruột, có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Những lưu ý cần thiết khi rửa bát:
- Pha loãng nước rửa chén với nửa bát nước, hòa đều rồi rửa như bình thường.
- Khử trùng đũa: Sau thời gian dài sử dụng, nên cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong nửa tiếng (lưu ý không dùng cách này cho đũa nhựa, đũa inox hay đũa sơn). Sau khi rửa sạch đũa nên lau khô và phơi nắng. Sau đó, đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Khi mới mua đũa về nên rửa sạch hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút trước khi dùng
- Rửa từng chiếc: Sau khi pha nước rửa chén vào thau nước, cho bát đũa vào chậu rồi dùng giẻ mềm rửa sạch từng chiếc. Sau đó, tráng thêm một lần nữa bằng nước thường. Điều này sẽ tránh việc đũa ma sát vào nhau và việc hóa chất ngấm vào đũa.
- Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.