Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 13/04/2024 15:50 (GMT+7)

Những nơi bẩn nhất trong nhà có thể gây hại sức khỏe

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngăn đựng nước và đá trong tủ lạnh, vòi nước, công tắc đèn, tay nắm cửa... là những nơi tích tụ vi khuẩn, cần vệ sinh định kỳ.

Khi lau dọn nhà cửa, mọi người hay chú ý những nơi như nhà vệ sinh, tay nắm cửa, bồn rửa... Tuy nhiên, có rất nhiều khu vực ít ai nghĩ tới để dọn dẹp, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Điều này có thể gây ra các loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt có hại cho những người bị suy giảm miễn dịch.

tm-img-alt

Theo bác sĩ Neha Vyas, Phòng khám Cleveland, nhà bếp và phòng tắm là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Trong đó, nhà bếp thường là nơi trú ngụ vi khuẩn Salmonella hoặc E. coli, gây ngộ độc thực phẩm, các bệnh nhiễm trùng. Ở phòng tắm, tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) dễ sinh sôi phát triển, là thủ phạm gây viêm phổi và nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Những tác nhân này có thể lây lan qua tiếp xúc bề mặt và một số vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt tường nhà trong nhiều tuần đến nhiều tháng.

"Nấm mốc cũng xuất hiện ở những nơi ẩm ướt", bác sĩ Vyas nói, thêm rằng điều này có thể gây ra những phản ứng có tác dụng phụ nghiêm trọng, dẫn đến các bệnh về hô hấp, dị ứng.

Trong nhà có rất nhiều vị trí rất bẩn mà chúng ta thường ít để ý đến, đặc biệt nơi vi khuẩn ẩn nấp lại nằm ở những thứ chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Những vị trí đó bao gồm:

Các bề mặt phía trên bếp

Đun sôi nước hoặc hấp thức ăn có thể dẫn đến việc tích tụ hơi ẩm các bề mặt phía trên bếp. Đây có thể là nơi sinh sản của nấm mốc, gây dị ứng hoặc lên cơn hen suyễn cũng như những vấn đề sức khỏe khác.

Ngăn đựng nước và đá trong tủ lạnh

Độ ẩm thường tích tụ khiến nơi đây trở thành môi trường hấp dẫn cho nấm mốc phát triển.

Thùng rác trong nhà bếp và phòng tắm

Thùng rác gia đình chứa nhiều vi trùng. Mỗi thùng rác cần được làm sạch kỹ lưỡng từ trong ra ngoài.

Bất kỳ loại vải nào trong phòng khách

Những bề mặt này có thể tích tụ vi trùng theo thời gian, đơn cử rèm, thảm hoặc bề mặt sofa, ghế ngồi...

Bên trong tủ lạnh

Các kệ của tủ lạnh là nơi chứa nhiều loại thực phẩm có thể mang vi khuẩn, chẳng hạn thịt gia cầm, rau củ... Do đó, mọi người nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.

Các bề mặt thường xuyên chạm vào

Công tắc đèn, tay nắm cửa, thiết bị tay cầm, vòi xả bồn cầu và bất kỳ bề mặt nào tay thường xuyên chạm vào đều cần được làm sạch kỹ lưỡng.

Ngưỡng cửa, bậc của tất cả lối vào

Các ô cửa trong phòng sinh hoạt chung, phòng tắm hoặc những không gian khác mà mọi người bước vào sẽ chứa rất nhiều vi trùng từ bên ngoài ngôi nhà.

Vòi rửa trong nhà bếp và phòng tắm

Độ ẩm thường tích tụ ở khu vực bếp và phòng tắm, là môi trường hấp dẫn của nấm mốc.

tm-img-alt

Cống thoát nước

Dù ở bồn rửa nhà bếp hay phòng tắm, cống thoát nước trong nhà đều là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn.

Thảm lót chân

Thảm lót chân gần cửa là một trong những khu vực được đánh giá bẩn nhất trong nhà. Vì sao? Gần 96% lòng bàn chân hội tụ vi khuẩn gây bệnh, mỗi lần lau chân vào thảm đi vào trong nhà đều sẽ mang theo mầm bệnh.

- Phương pháp khắc phục: khử trùng thảm lau chân ở gần cửa bằng chất khử trùng mỗi tuần, cố gắng để giày dép bên ngoài cửa, không đặt túi hoặc các sản phẩm tạp hóa trên thảm.

Thớt

Chiếc thớt trong căn bếp của bạn có nhiều vi khuẩn gấp 200 lần so với chiếc toilet. Nguyên nhân chính là từ thịt sống! Có những người không cẩn thận sẽ dùng duy nhất một chiếc thớt để thái cả đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín. Việc đó là không nên.

- Phương pháp khắc phục: Bạn hãy làm sạch chiếc thớt thường xuyên với những giải pháp khác thay vì xà phòng, để ở nơi khô ráo thoáng mát, và hãy mua chiếc mới khi chiếc cũ có dấu hiệu bị mốc, đen.

Miếng rửa bát

Nghiên cứu cho thấy 7% rẻ rửa bát bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus - một loại siêu khuẩn gây nhiễm trùng da. Miếng rửa bát cũng được coi là nơi tập trung nhiều nhất của vi khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác trong nhà.

Mọi người thường sử dụng miếng rửa bát đũa sau khi ăn, và tiếp tục sử dụng cho lần sau mà không hề rửa sạch, điều này sẽ lây lan mầm bệnh.

- Phương pháp khắc phục: Dùng khăn lau sạch để lau khô chén đĩa sau khi rửa, mỗi tuần khử trùng miếng rửa bát bằng nước nóng hoặc dung dịch khử trùng. Ngoài ra bạn nên thường xuyên thay miếng rửa bát theo định kỳ.

tm-img-alt

Chai lọ đựng gia vị

Nhiều người không rửa tay trước khi dùng giấm, nước tương, nước sốt cà chua và các loại gia vị khác, có thể gây nhiễm trùng chéo.

- Phương pháp khắc phục: Lau bề mặt ngoài của chai gia vị thường xuyên, và cố gắng không để cho dòng chảy gia vị vào chai.

Bồn rửa bát

Thật khó để tưởng tượng rằng có hơn 500.000 vi khuẩn trong bồn rửa nhà bếp, gấp 1000 lần số lượng vi khuẩn trung bình trong nhà vệ sinh. Bạn rửa thực phẩm sống trong đó, đổ thức ăn thừa xuống và để bát đĩa bẩn chất đống, nó có thể trở thành nơi sinh sản rất nhiều vi khuẩn và bẩn nhất là phần lọc rác.

- Phương pháp khắc phục: Xà phòng và nước không đủ để làm sạch, do đó bạn cần dùng nước chanh và dấm trắng và dùng bàn chải đánh răng đánh sạch ít nhất một lần một tuần.

Để giảm thiểu sự lây lan của vi trùng mọi người cần phải có những thói quen tốt như cởi bỏ giầy trước khi bước vào trong nhà và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hay chạm vào thực phẩm sống cũng giúp giảm lây nhiễm vi trùng.

Mọi người không cần dự trữ, đầu tư tiền vào khăn lau cồn đắt tiền hoặc dung dịch tẩy trắng cường độ cao. Bốn sản phẩm chủ lực nên có khi dọn dẹp nhà là nước oxy già, rượu/ bia, giấm, chất tẩy trắng (javen).

Nên đeo găng tay khi làm việc với hóa chất mạnh để tránh thấm vào da và gây kích ứng. Không trộn thuốc tẩy với các dung dịch tẩy rửa khác, đặc biệt nếu chúng chứa amoniac vì có thể tạo ra khí độc. Nếu bạn lau bề mặt bằng giấm (hoặc một sản phẩm tẩy rửa tương tự) và muốn lau lại bằng thuốc tẩy, điều quan trọng là phải lau sạch bằng nước trước khi tiến hành bước tiếp theo.

Không nên bật quạt quay gần các bề mặt đang lau chùi để tránh nguy cơ vi trùng lây lan sang các khu vực khác trong nhà, Nếu có trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người lớn tuổi sống trong nhà, nên dọn dẹp khi mọi người không ở nhà, bởi vi khuẩn và nấm mốc có thể gây hại nếu họ hít hay ăn phải.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới