Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/04/2024 12:55 (GMT+7)

Hiện tượng "mù khô" ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Theo dõi GĐ&PL trên

Mù khô là loại sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra mà là tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác động lên các loại khí thải tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người.

Sương mù quang hóa (hay còn gọi là mù khô) là loại sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra. Đây là một thuật ngữ sử dụng để miêu tả một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên các loại khí thải như khí thải động cơ của các phương tiện giao thông, công nghiệp… tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn ngang. Sự hình thành "Mù quang hoá" là do các chất khí Carbon monoxide (CO), Nitơ oxit (NO và NOx), Sulfur dioxide (SO2), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và hydrocarbon (CxHy) phản ứng với ánh sáng mặt trời, nhiệt, ammonia, độ ẩm và các hợp chất khác để tạo thành hơi độc như: Ozone tầng thấp, acid Nitricperoxyd, các loại aldehyde, Peroxyacyl nitrate (PAN). Mù khô thường có màu vàng đục, cảm giác không khí khá khô, không chỉ giảm tầm nhìn gần mặt đất mà cả trên cao; xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong ngày.

Nhìn chung, hiện tượng mù khô được tạo ra từ lượng khí thải và khói bụi lớn từ các xí nghiệp, nhà máy được tích tụ ở tầng không khí thấp sát mặt đất không thể khuếch tán được.

Ô nhiễm (mù khô) là tình trạng ô nhiễm khi trong không khí chứa nồng độ chất thải rắn và khí bay lơ lửng quá mức cho phép. Hiện tượng như sương mù bạn nhìn thấy ở các vùng núi, nhưng chúng có thêm các loại khói bụi ô nhiễm ẩn. Có chứa các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, PM10, PM2.5, NO2, SO2, CO

Nguyên nhân gây ra gây ra mù khô gồm hoạt động của các phương tiện giao thông; ngành xây dựng; trong công nghiệp sản xuất; sinh hoạt hàng ngày của cư dân

Mù khô có thể gây nên các bệnh về mắt gia tăng như viêm nhiễm mắt, viêm giác mạc bởi mắt là nơi tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp. Khói bụi nên dễ bị trầy xước giác mạc, vết thương hở, …Mắc các bệnh về đường ruột do ô nhiễm môi trường, ăn phải nguồn thức ăn không đảm bảo như thương hàn, tiêu chảy cấp,…Các bệnh chúng ta dễ nhận thấy về đường hô hấp, phổi,…

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Cách phòng tránh tốt nhất

Khi ra ngoài trời vào những ngày ô nhiễm, có thể sử dụng các khẩu trang như N-95 hay P-100.

Mỗi khi ra ngoài đường về, mọi người nên nhỏ mắt và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.

Trước khi đi ăn, trước khi đi ngủ và tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể thì phải rửa tay bằng xà phòng.

Luôn phải tắm gội và thay quần áo sau khi ra ngoài về nhà.

Nên lựa chọn thực phẩm sạch, che chắn kỹ thực phẩm trước khi ăn và không nên ăn uống ngoài lề đường.

Tăng cường vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi, hệ thống chiếu sáng và và làm thông thoáng môi trường sống

Hạn chế phơi áo quần, thực phẩm; hạn chế sử dụng nước mưa.

Tránh những hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thấp hơn.

Đối với không khí trong nhà, người dân có thể trang bị các máy lọc không khí.

Cần tránh các loại máy lọc không khí thải ra ozon, vì nó góp phần làm tăng ô nhiễm không khí.

Đối với những người đã có bệnh tim mạch hay hô hấp mạn tính, cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Kiểm tra tình hình ô nhiễm không khí qua các ứng dụng thông dụng nhất

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.