Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 05/10/2021 20:21 (GMT+7)

Ngày 5/10, số ca COVID-19 giảm kỷ lục chỉ còn 4.363 ca tại 42 tỉnh, thành phố

Theo dõi GĐ&PL trên

Tính từ 17h ngày 04/10 đến 17h ngày 05/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.363 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 4.360 ca ghi nhận trong nước tại 42 tỉnh, thành phố.

Thông tin các ca nhiễm mới

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.491), Bình Dương (1.107), Đồng Nai (653), An Giang (172), Bình Thuận (149), Long An (84), Kiên Giang (77), Đồng Tháp (67), Tiền Giang (59), Hậu Giang (48), Cần Thơ (47), Bà Rịa - Vũng Tàu (47), Khánh Hòa (39), Bạc Liêu (39), Tây Ninh (35), Cà Mau (32), Hà Nam (28), Ninh Thuận (18), Bình Định (18), Bình Phước (17), Bến Tre (16), Nghệ An (16), Quảng Bình (15), Quảng Ngãi (15), Quảng Trị (13), Trà Vinh (10), Vĩnh Long (10), Đắk Lắk (8 ), Nam Định (4), Đắk Nông (3), Gia Lai (3), Hà Nội (3), Lâm Đồng (2), Bắc Giang (2), Kon Tum (2), Đà Nẵng (2), Thừa Thiên Huế (2), Hà Tĩnh (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (1), Quảng Nam (1), Hải Dương (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (999), Sóc Trăng (118), Bình Dương (103).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (101), Hậu Giang (48), Đồng Tháp (34).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 6.315 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 818.324 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.313 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 813.735 ca, trong đó có 741.874 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.

Có 06 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (401.494), Bình Dương (217.960), Đồng Nai (52.017), Long An (32.941), Tiền Giang (14.231).

Tình hình điều trị

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.573

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 747.053

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.044 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.968

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 975

- Thở máy không xâm lấn: 171

- Thở máy xâm lấn: 908

- ECMO: 22

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 134 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (104), Bình Dương (15), Đồng Nai (4), An Giang (3), Cần Thơ (3), Cà Mau (2), Kiên Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Nghệ An (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 142 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.979 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 163.344 xét nghiệm cho 307.444 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.323.733 mẫu cho 54.618.740 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 04/10 có 1.432.631 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 46.969.510 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 35.355.593 liều, tiêm mũi 2 là 11.613.917 liều.

- Bộ Y tế đề nghị các địa phương thành lập đoàn thanh, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là các loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh và RT-PCR (Công văn số 8345/BYT-TTrB ngày 04/10/2021 của Bộ Y tế).

- TP. Hồ Chí Minh: Triển khai hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức việc xét nghiệm định kỳ cho người lao động có nguy cơ cao và người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, xét nghiệm cho lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh theo quy định của Bộ Y tế. Các đơn vị phải báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện xét nghiệm và báo cáo ngay khi có trường hợp dương tính với COVID-19.

- TP. Hà Nội:

Trong thời gian qua, liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức , TP. Hà Nội đã lấy 17.797 mẫu xét nghiệm, trong đó 17.400 mẫu có kết quả, 34 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả.

Trong ngày, lực lượng chức năng đã huy động nhiều phương tiện để di chuyển hơn 1.000 bệnh nhân và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Cùng chuyên mục

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.