Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/10/2021 17:03 (GMT+7)

Lãng Công – Sông Lô: Chính quyền buông lỏng quản lý để doanh nghiệp xâm chiếm rừng trái phép

Theo dõi GĐ&PL trên

Ông Nguyễn Chí Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Lãng Công, xác nhận những tồn tại đang xảy ra đối với hộ gia đình ông Đỗ Văn Châm. Tuy nhiên ông Dũng khẳng định những sai phạm trên xuất phát từ thế hệ lãnh đạo trước.

Gần đây người dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc rất bức xúc trước tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn thôn Thống Nhất, xã Lãng Công, tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất được giao khoán của gia đình ông Đỗ Văn Châm.

Được biết, diện tích đất hộ gia đình ông Đỗ Văn Châm được giao là đất rừng sản xuất (thời gian sử dụng đất là 50 năm), thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên, nơi đây đã mọc lên ngôi nhà tầng kiên cố (được thiết kế theo kiểu nhà vườn với diện tích lên đến cả trăm mét vuông), cùng với đó là nhà hàng, phòng hát karaoke, bể bơi, sân bóng... Đây là việc làm hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên không hiểu bằng cách nào, có ai chống lưng, cổ phần hay không mà gia đình ông Châm lại có thể ngang nhiên xây dựng như vậy.

Tìm hiểu được biết, ngôi nhà cao tầng hoành tráng, khu quần thể vui chơi, giải trí của gia đình ông Đỗ Văn Châm đã xây dựng một thời gian dài và ngày càng được sửa sang hoàn thiện với quy mô rộng lớn. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương hầu như không có những động thái xử lý quyết liệt. Phía UBND xã Lãng Công khi làm việc với PV chỉ đưa ra các văn bản xử phạt hành chính một cách thiếu thuyết phục và dường như để mặc cho gia đình ông Châm mở rộng và xây dựng khu quần thể?.

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ông Nguyễn Chí Dũng – Phó Chủ tịch xã UBND Lãng Công, xác nhận những tồn tại đang xảy ra tại xã Lãng Công đối với hộ gia đình ông Châm. Tuy nhiên ông Dũng khẳng định những sai phạm trên xuất phát từ thế hệ lãnh đạo trước. Ông Dũng cũng cho biết xã đã lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo với UBND huyện Sông Lô.

Khá bất ngờ trước câu trả lời của vị Phó Chủ tịch UBND xã này, bởi biết rõ việc làm của gia đình ông Châm là sai phạm, UBND xã Lãng Công có thể gửi công văn đến UBND huyện Sông Lô, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xin ý kiến chỉ đạo, đề nghị xử lý nghiêm những tồn tại đang xảy ra trên địa bàn xã.

Đặc biệt, nếu xác định được hành vi của người tiền nhiệm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, UBND xã Lãng Công hoàn toàn có thể yêu cầu phía Công an huyện Sông Lô vào cuộc. Thế nhưng, UBND xã Lãng Công lại đổ lỗi cho người tiền nhiệm, để sai phạm tiếp tục hoạt động trong suốt một thời gian dài. Phải chăng đây là việc cố tình lợi dụng “nước chảy xuôi thuyền” của UBND xã Lãng Công?

Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 208 luật đất đai 2018 đã nêu rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Như vậy, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép của gia đình Đỗ Văn Châm, trách nhiệm lớn nhất thuộc về UBND xã Lãng Công. Qua đây dư luận cũng đặt câu hỏi, UBND xã Lãng Công và các cơ quan chức năng huyện Sông Lô có “bất lực” hay cố tình “bật đèn xanh” cho vi phạm, để rồi dần hợp thức hóa vi phạm?

Một số hình ảnh về việc xây dựng trái phép của gia đình ông Đỗ Văn Châm tại thôn Thống Nhất, xã Lãng Công, tỉnh Vĩnh Phúc:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc. Điều đáng nói là bà Tô Thị Cư (con của cụ Tích và cụ Dốn) lại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấ
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi các hoạt động vui chơi giải trí công cộng tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone, tỉnh Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh trong 2 ngày 04-05/4 (tức 07-08/3 âm lịch).
Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”
“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày.