Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/12/2022 15:10 (GMT+7)

Số trẻ em mắc viêm não gia tăng dịp cuối năm

Theo dõi GĐ&PL trên

Những ngày qua, hai bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tiếp nhận nhiều trẻ em mắc viêm não, viêm màng não.

Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho con, đồng thời giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống, thực hiện ăn chín, uống sôi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thấy con trai 10 tuổi sốt cao, li bì, đánh thức khó, nôn ói nhiều, chị Huỳnh Ngọc Dung đã tức tốc đón xe từ Bạc Liêu đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu. Tại đây, sau khi chọc dịch não tuỷ tại thắt lưng, chụp MRI, các bác sĩ kết luận, bệnh nhi bị viêm não. Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đây là trường hợp điển hình của bệnh viêm não. Ban đầu các triệu chứng của bệnh dễ khiến phụ huynh nhầm với bệnh hô hấp, viêm họng. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhi đã đáp ứng tốt với phác đồ, phản ứng nhanh hơn và trả lời được các câu hỏi của bác sĩ. Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện đang điều trị cho 20 bệnh nhi mắc bệnh viêm màng não, 6 ca mắc bệnh viêm não. Đa số các ca bệnh viêm não, viêm màng não có thời gian nằm viện kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 những ngày gần đây cũng có sự gia tăng các bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não nhập viện. Hiện Khoa Nhiễm của bệnh viện này đang điều trị cho 26 trường hợp viêm màng não, trong khi đó vài tuần trước chỉ có khoảng 10-15 trẻ mắc bệnh lý này phải nhập viện. Trong số 26 trẻ đang điều trị có 3 trẻ bị biến chứng nặng và đều dưới 1 tuổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quản lý Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mắc bệnh viêm màng não thường biến chứng rất nhanh khiến phụ huynh không kịp trở tay. Mới đây, một trẻ mới 1,5 tháng tuổi được chuyển từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên với kết quả viêm màng não mủ. Dù các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh nhưng không đáp ứng điều trị. Sau đó, bệnh nhi bị biến chứng tụ mủ dưới màng cứng và phải phẫu thuật 2 lần, khoan sọ để bơm rửa và dẫn lưu mủ ra ngoài. Trải qua rất nhiều tuần kiên trì điều trị, trẻ được xuất viện, có biến chứng nhẹ về co giật nhưng không bị yếu liệt.

Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho con, đồng thời giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống, thực hiện ăn chín, uống sôi.

Theo các bác sĩ, viêm não và viêm màng não xảy ra quanh năm, tỷ lệ di chứng cao trên 30% nếu nhập viện muộn, thậm chí có thể tử vong. Các di chứng có thể gặp sau khi trẻ vị viêm não, viêm màng não như: bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém…“Di chứng của bệnh viêm não, viêm màng não rất nặng nề, do đó, phụ huynh, đặc biệt là người mẹ, luôn được dặn dò theo dõi sát tình trạng của con để kịp thời đưa đến bệnh viện”, bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo.

Viêm não, viêm màng não do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi trùng, ký sinh trùng… Khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi và có thêm dấu hiệu li bì, khó đánh thức, nôn ói, bú kém, quấy khóc, phồng thóp… phụ huynh cần nghĩ đến nguy cơ viêm màng não/viêm não. Với trẻ lớn, đau họng, sốt, nôn ói, đau đầu nhiều là triệu chứng của viêm não, viêm màng não. Những trường hợp này cần được thăm khám sớm để tránh nguy cơ biến chứng.

Hiện nay, một số loại vaccine có thể phòng ngừa được viêm màng não (với tác nhân khác nhau) như vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 (ngừa được viêm màng não do vi khuẩn HiB); vaccine phế cầu; vaccine não mô cầu… Do đó, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine để phòng bệnh. Ngoài tiêm chủng đầy đủ, phụ huynh cũng cần tuân thủ vệ sinh tay, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn chín uống sôi… Các bác sĩ cảnh báo, từ nay đến cuối năm, ngoài viêm màng não, bệnh thủy đậu cũng có thể sẽ tăng cao, phụ huynh cần cảnh giác đề phòng.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.