Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 06/02/2023 13:57 (GMT+7)

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh phỏng cồn ở trẻ em

Theo dõi GĐ&PL trên

Gần đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM tiếp nhận những trường hợp trẻ bị phỏng cồn với tình trạng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Theo BS Nguyễn Tấn Hưng, phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, cách xử trí đúng khi trẻ không may bị phỏng cồn.

Phỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 18 – 36 tháng; nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, hóa chất, dòng điện hay bức xạ gây ra những tổn thương ở da mức độ nhẹ. Trong nhiều trường hợp nặng có thể gây ra rối loạn huyết động, nhiễm trùng vết phỏng, giảm nuôi dưỡng vùng cơ thể bị phỏng... Điều trị phỏng đòi hỏi nhiều công sức, tốn kém và có thể để lại di chứng nặng nề về thẩm mỹ và chức năng.

Phỏng cồn là loại phỏng rất nguy hiểm bởi vì dễ bắt cháy và lây lan ra các vật liệu khác, đồng thời lửa cồn màu xanh rất khó nhìn thấy khi lửa nhỏ khiến nhiều người không để ý vô tình tiếp thêm cồn dẫn đến lửa sẽ bùng lên và gây ra tai nạn. Phỏng cồn thường phỏng ở mặt, thân trước, tứ chi hoặc thậm chí phỏng đường hô hấp.

Khi trẻ bị phỏng cồn, phụ huynh cần:

1. Nhanh chóng tách trẻ ra khỏi tác nhân gây phỏng.

2. Dùng nước để dập lửa và cởi bỏ quần áo bị cháy nếu có thể.

3. Ngay khi trẻ bị phỏng, thân nhân cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị phỏng). Nếu trẻ bị phỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt; nếu vùng bị phỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị phỏng.

4. Dùng băng gạc băng chỗ phỏng và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời ngay sau khi sơ cứu.

5. Tuyệt đối không chủ động làm vỡ vùng da bị rộp nước; không bôi dầu, kem đánh răng, rượu hay đắp các loại lá, loại thuốc không đúng, không đảm bảo sạch lên vết thương gây nguy hiểm cho trẻ vì sẽ làm tổn thương nặng thêm, dễ viêm nhiễm lan rộng ra và nhiễm trùng nặng.

Dự phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra:

1. Không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn, đặc biệt là nấu bằng cồn. Chú ý trông chừng trẻ khi ngồi trên bàn ăn có bếp lò dùng cồn để nấu.

2. Cần hết sức chú ý thường xuyên trông trẻ khi nấu ăn để tránh trẻ đột ngột chạy đến bếp nấu.

3. Đối với những trẻ đã nhận thức được, cần cho trẻ biết những hiểu biết cơ bản để phòng tránh các tai nạn gây nên phỏng. Hướng dẫn cho trẻ những điều cần làm nếu không may xảy ra tai nạn.

4. Nên học kỹ thuật sơ cứu để hạn chế tổn thương khi trẻ không may bị phỏng cồn.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm.

Tin mới

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.