Hiện tượng thiên văn 10.000 năm mới có 1 lần sẽ xuất hiện năm 2022
Các nhà khoa học cho biết sự kiện thiên văn này chỉ xảy ra mỗi 10.000 năm/lần và năm 2022 chính là năm diễn ra sự kiện đặc biệt này.
Hệ sao nhị phân KIC 9832227 có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022. Đây sẽ là một "cột mốc lịch sử" vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người, bởi sự kiện thiên văn học này chưa từng được con người nhìn thấy trong toàn bộ giai đoạn lịch sử hiện đại.
Hệ sao nhị phân KIC 9832227 nằm cách Trái đất 18 triệu tỷ km, có 2 ngôi sao di chuyển trên cùng một quỹ đạo. Hơn 7 năm trước, vào năm 2013, Prof. Molnar và các cộng sự của ông, bao gồm các sinh viên từ Đài quan sát Apache Point và Đại học Wyoming, đã quan sát thấy sự thay đổi trong độ sáng của hệ sao này, và khoảng cách cũng gần nhau hơn. Nó có thể gây ra vụ nổ lớn mà ở Trái đất cũng quan sát được bằng mắt thường.
Năm 2017, giáo sư Lawrence Molnar và các nhà khoa học thuộc Đại học Calvin ở Grand Rapids, Michigan (Mỹ) chia sẻ những phát hiện mới cho thấy hệ sao nhị phân này sẽ hợp nhất trong khoảng 5 năm nữa (năm 2022).
Sự kiện sẽ gây ra một sự bùng phát ánh sáng dữ dội đến mức nó sẽ trở thành vật sáng nhất trên bầu trời đêm, mạnh gấp 600.000 ngàn lần so với ánh sáng Mặt trời. Điều này đồng nghĩa với việc mặc dù vụ nổ cách Trái đất tới 2.000.000 năm ánh sáng nhưng nó sẽ là thứ sáng nhất trên bầu trời đêm.
Đây được xem là sự kiện lịch sử, cơ hội "ngàn năm có một" để người dân Trái đất có thể chứng kiến một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra bằng mắt thường.