Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/07/2023 15:41 (GMT+7)

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử lý như thế nào?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 2, Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP đưa ra hướng dẫn về một số thuật ngữ được sử dụng trong quy định về tội "Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động" theo Điều 216, Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan có thẩm quyền;

- Không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là trường hợp người sử dụng lao động: Không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động; hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định;

- Không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp. Nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định;

- 06 tháng trở lên quy định tại khoản 1, Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) được xác định là 06 tháng liên tục hoặc 06 tháng cộng dồn trở lên.

Theo khoản 2, Điều 75, Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Theo Điều 76, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau: Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo quy định trên thì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tại Điều 216, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội "Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động".

Theo đó, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như phạm tội 02 lần trở lên; Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 2, Điều 216, Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 216, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 216, Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 216, Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Nếu doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng lên đến mức cao nhất là 03 tỉ đồng.

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc trực tuyến
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế.
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Phiên đấu thầu vàng liên tiếp bị hủy: Cần cân nhắc việc mở rộng danh sách các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu
NHNN có thể cân nhắc việc mở rộng danh sách các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu, hoặc thậm chí là tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp lý. Việc tăng cường minh bạch trong quy trình đấu thầu và cung cấp dữ liệu thị trường một cách công khai và định kỳ cũng sẽ góp phần tạo niềm tin cho thị trường vàng.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 02/5 đến 17h ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.