Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/03/2024 07:38 (GMT+7)

Hàng triệu người trên thế giới mù lòa vĩnh viễn vì căn bệnh Glôcôm

Theo dõi GĐ&PL trên

Glôcôm là một bệnh lý nguy hiểm cũng là nguyên nhân gây mù lòa. Ước tính năm 2020 có khoảng 80 triệu người bị bệnh Glôcôm, trong đó có đến 4,5 triệu người bị mù, chiếm khoảng 6% dân số thế giới.

Bệnh Glôcôm hay còn được biết đến với tên gọi khác trong dân gian là "Thiên đầu thống" hoặc "cườm nước". Người mắc phải căn bệnh này do bị tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh Glaucoma ở bệnh nhân
Bệnh Glaucoma ở bệnh nhân.

Sự nguy hiểm của Glôcôm ở chỗ căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng vì vậy khoảng 50% bệnh nhân ở những nước đã phát triển và 90% bệnh nhân ở những nước đang phát triển không biết mình bị mắc bệnh.

Nhãn áp được xác định là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh Glôcôm

Bên trong mắt chúng ta chứa một loại dung dịch trong suốt giống nước gọi là thủy dịch được tiết ra và thoát lưu liên tục. Thủy dịch giúp nuôi dưỡng mắt, duy trì hình dạng của cầu mắt cũng như tạo ra một áp lực tác động lên thành nhãn cầu được gọi là nhãn áp. Nhãn áp của người bình thường dao động từ 11 đến 21 mmHg và nếu nhãn áp cao hơn mức tiêu chuẩn này được gọi là "tăng nhãn áp".

Nhãn áp được xác định là mối đe dọa tiềm ẩn hàng đầu gây tổn hại tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác, gây mất thị lực. Những tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ không có khả năng hồi phục và gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân Glôcôm.

Các triệu chứng của bệnh Glôcôm

Có nhiều triệu chứng của bệnh Glôcôm nhưng hai loại phổ biến nhất là Glôcôm góc-mở và Glôcôm góc-đóng. Trong đó Glôcôm góc-mở chiếm phần lớn tỷ lệ glôcôm tại hầu hết các quốc gia, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trung niên. Các thành viên trong gia đình của những người bị bệnh glôcôm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền.

Bệnh Glôcôm góc-mở tiến triển thầm lặng và thường không thể nhận biết qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhiều người không biết thị lực của mình đang kém đi vì thị lực trung tâm và thị lực gần vẫn còn tốt "tầm nhìn đường hầm" , trong khi thị lực ban đêm và thị lực ngoại biên đang giảm dần. Tình trạng này thường đáp ứng tốt với điều trị nhưng trong một số trường hợp thì cần phẫu thuật để dẫn lưu sự tắc nghẽn trong ống dẫn thủy dịch.

Glôcôm góc-đóng là loại glôcôm phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra với người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt. Nếu không được điều trị ngay, thì trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.

Glôcôm góc đóng có những glôcôm cấp tính thường có các triệu chứng rõ ràng như là đau mắt dữ dội, mờ mắt, đỏ mắt, xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn sáng và buồn nôn. Những triệu chứng này thường rất dễ nhầm lẫn với những cơn rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân thường bỏ qua thăm khám mắt.

Vì vậy khi có các triệu chứng trên, người bệnh phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Việc thăm khám sớm để phát hiện và điều trị hạ nhãn áp kịp thời bệnh Glôcôm sẽ giúp bệnh nhân bảo vệ được thị lực cũng như giảm nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Glôcôm thế giới, người trước 40 tuổi nên đi khám mắt định kỳ 2-4 năm một lần. Người từ 40-60 tuổi nên khám mỗi 2-3 năm một lần. Người sau 60 tuổi khám mắt từ 1-2 năm một lần. Người sau 65 tuổi, khám mắt định kỳ 6-12 tháng mỗi lần

Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng bệnh Glôcôm. Vì vậy người dân 40 tuổi trở lên cần khám mắt định kỳ kết hợp theo dõi thường xuyên nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và điều trị thành công căn bệnh này. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Glôcôm lưu ý cần khám mắt 6 tháng một lần để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển thầm lặng và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể . Vì chúng ta không thể tự đo nhãn áp tại nhà để phát hiện tình trạng tăng nhãn áp, do đó đến khi bệnh trầm trọng biểu hiện thành các triệu chứng như: giảm thị lực, nhìn mờ,... thì những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Vì vậy việc khám chuyên khoa mắt định kì là cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh Glôcôm và có ý nghĩa quyết định đến thị lực của bệnh nhân. Với những đối tượng sau đây thì đi khám định kì là một điều nên làm để tránh căn bệnh nguy hiểm này:

- Người trước 40 tuổi nên đi khám mắt định kỳ 2-4 năm/lần

- Từ 40-60 tuổi: mỗi 2 -3 năm/lần

- Sau 60 tuổi: 1-2 năm/lần

- Sau 65 tuổi: khám mắt định kỳ 6-12 tháng/lần

- Tiền sử gia đình mắc Glôcôm: khám mắt định kỳ 6 tháng/lần

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).