Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ năm, 05/01/2023 10:32 (GMT+7)

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết là hành vi vi phạm pháp luật

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời điểm cận Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân tăng mạnh, tình trạng ép nhau uống rượu bia diễn ra khá thường xuyên, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2023, thời điểm cận Tết như vậy thường có những buổi họp mặt, tổng kết cuối năm và việc sử dụng rượu bia là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng từ những "cuộc nhậu" cuối năm như vậy, nhiều sự việc, tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã xảy ra, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.

Vậy, dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 1.
Cuối năm thường diễn ra những bữa tiệc tất niên, tổng kết... việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi...

Ép người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?

Không chỉ trong dịp cuối năm tình trạng sử dụng rượu bia mới tăng cao mà kể cả trong cuộc sống thường nhật, tỷ lệ người sử dụng rượu, bia cũng rất cao. Việt Nam là một trong những top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới. Thế nhưng những hệ luỵ từ việc sử dụng những đồ uống có cồn vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí còn vi phạm pháp luật.

Vậy, hành vi sử dụng rượu, bai cũng như ép buộc người khác sử dụng được quy định như thế nào về mặt pháp luật.

Pháp luật hiện hành tuy không cấm sử dụng rượu, bia trong cuộc sống, tuy nhiên có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu bia.

Cụ thể, căn cứ tại Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hành vi "ép buộc người khác uống rượu, bia" là hành vi bị cấm.

Do đó, hành động ép người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 2.
Ép buộc, xúi giục người khác sử dụng rượu bia là hành vi bị cấm trongLuật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm quy định chế tài để điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức vi phạm, tổ chức đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, độ tuổi sử dụng rượu, bia đang dần trẻ hoá, thậm chí có lứa tuổi trẻ vị thành niên.

Về vấn đề này, hiện các văn bản trên chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia mà không quy định xử phạt hành vi ép buộc người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc "cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia", vậy nên cần lưu ý đối với người chưa đủ 18 tuổi nhưng trong khoảng từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà uống rượu, bia thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt nếu trên.

Trường hợp bên ép buộc có hành vi ép buộc người đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia thì cả bên ép buộc lẫn bên bị ép buộc uống rượu, bia đều có thể bị xử phạt.

Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép buộc có phải chịu trách nhiệm?

Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết có vi phạm pháp luật? - Ảnh 4.
Nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ việc sử dụng rượu bia gây ra.

Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.

Cùng chuyên mục

Những cách tra cứu thuế nhà đất đơn giản ngay tại nhà
Đối với một số loại đất nhất định, người sử dụng đất phải nộp các khoản thuế, phí trong quá trình sử dụng. Nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đất đai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sử dụng đất cũng như thực hiện các quyền sử dụng đất.

Tin mới

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, Chỉ thị số 34/CT-TTg, vừa qua, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương (TƯ) chọn chủ đề "Tháng hành động" vì an toàn thực phẩm năm 2023 là: “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”
Thông tin mới nhất về kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Tĩnh
Theo quyết định và kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 Trường THPT chuyên năm học 2023-2024 do UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành, việc tuyển sinh phải đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh vừa thực hiện phân luồng sau THCS theo quy định.
Cột đèn sân vườn đẹp, hiện đại chiếu sáng công viên, sân vườn
Cột đèn sân vườn là một trong những thiết bị chiếu sáng hữu ích và cũng là vật trang trí cho không gian lắp đặt. Với phần thiết kế khá đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng không kém phần hiện đại và sang trọng. Và nếu bạn chưa biết nên chọn mẫu cột đèn sân vườn nào đẹp thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.