Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 19/06/2022 08:50 (GMT+7)

Danh sách 6 công ty vi phạm an toàn thực phẩm vừa bị phạt 360 triệu đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai xử phạt vi phạm hành chính 360 triệu đồng đối với 6 công ty, có nơi bị phạt tới 120 triệu đồng.

Trong 6 công ty (tính từ ngày 24/5 đến 15/6) này, có 5 công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe và 1 công ty vi phạm điều kiện an toàn thực phẩm. Công ty bị phạt cao nhất số tiền 120 triệu, thấp nhất 25 triệu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể,

1/ Công ty TNHH Thương mại Kindpeak (địa chỉ: Phòng 601, số nhà B5D6 Khu đô thị Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị xử phạt 50 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Satuchin;

2/ Công ty cổ phần Công nghệ quốc tế Đại Việt (địa chỉ: Số 28, ngõ 317, phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội) bị xử phạt 120 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo 5 thực phẩm bảo vệ sức khỏe (gồm: Davi Suki, Davi Stomach, Davi Sugo, Davi Strong, Sumi Life);

3/ Công ty cổ phần Anvy (địa chỉ: Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) bị xử phạt 40 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cikan tiền đình và Anvida đại tràng;

4/ Công ty cổ phần Mastertran (địa chỉ trụ sở chính: NV4.13, Khu chức năng đô thị Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xử phạt 50 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna và Kinder Optima;

5/ Công ty cổ phần Dược phẩm Amano Nhật Bản (địa chỉ: Số 31, ngõ 81 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội) bị xử phạt 75 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insotac Fast và Amano Enzym Gold.

6/ Công ty cổ phần DP Ecolife (địa chỉ: Số 28B, phố Thành Công, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) bị phạt 25 triệu đồng vì vi phạm điều kiện an toàn thực phẩm.

Cùng chuyên mục

Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Tin mới

Dự kiến từ 01/7 sẽ cấp tài khoản định danh cho người nước ngoài
Đây là thông tin được đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) chia sẻ tại Tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với VNeID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 22/4.