Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 24/02/2025 07:39 (GMT+7)

Cô tôi để lại một thứ trong thùng gạo trước khi rời đi, mẹ tôi tức giận cấm cô về nhà

Theo dõi GĐ&PL trên

Cô chú rời đi được một lúc thì cũng sắp trưa, mẹ con tôi chuẩn bị đi nấu cơm. Lúc mở thùng gạo ra, tôi thấy có một chiếc túi bóng màu đen.

Chồng của cô tôi sinh ra trong gia đình đơn thân, từ nhỏ đến lớn chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Chính vì thế, sau khi đi lấy chồng, cô tôi chưa bao giờ về quê ăn Tết. Bố mẹ tôi ngỏ ý đón cả mẹ chồng cô về ăn Tết cùng nhưng vì đường xa, vé máy bay đắt đỏ, cộng thêm sức khỏe của bà yếu nên không thể.

Mấy năm trước, mẹ chồng cô qua đời. Năm nay, gia đình cô tôi đã về quê ăn Tết. Biết gia đình cô về, mẹ tôi háo hức lắm, dọn dẹp phòng và trải ga mới, sắm chăn mới trước nửa tháng.

Trong suốt mấy ngày Tết, bố mẹ tôi cũng không để vợ chồng cô phải làm bất cứ việc gì, với lý do rằng cô chú là khách. Mỗi bữa ăn tại nhà đều có ít nhất 4 món, trong đó có những món mà cô yêu thích.

Lâu lâu mới về quê nên vợ chồng cô chú xin nghỉ phép thêm, ở lại quê tôi những một tháng mới rời đi. Trước khi gia đình cô lên đường, bố mẹ tôi đã chuẩn bị cho họ biết bao nhiêu quà từ con gà nuôi trong vườn, quả trứng gà nhà, rau củ quả, dầu lạc mẹ tôi tự tay ép, chai mật mía,… Tuy cô từ chối nhưng bố mẹ tôi vẫn cố nhét:

- Đây đều là do chính tay anh chị từ trồng, tự chăm, tự làm, rất an toàn cho sức khỏe. Ra chợ mua sao mà bằng được.

Nghe bố mẹ tôi nói vậy, cô chú đành phải nhận.

Cô tôi để lại một thứ trong thùng gạo trước khi rời đi, mẹ tôi tức giận cấm cô về nhà - 1
Tết vừa rồi, gia đình cô chú tôi đã về quê ăn Tết. (Ảnh minh họa).

Cô chú rời đi được một lúc thì cũng sắp trưa, mẹ con tôi chuẩn bị đi nấu cơm. Lúc mở thùng gạo ra, tôi thấy có một chiếc túi bóng màu đen, bên trong toàn là tiền. Hoảng hốt, tôi liền đưa cho bố mẹ xem. Mẹ tôi hậm hực:

- Cô lại thế nữa rồi, lần nào về cũng nhét tiền. Biết tính cô thế nên trước khi cô rời đi, mẹ đã kiểm tra dưới gối một lượt để xem cô có lén để lại tiền như lần trước nữa không. Mẹ còn mừng vì không thấy, nào ngờ cô lại để trong thùng gạo.

Rồi bố tôi kể, từ khi tròn 18 tuổi và đỗ đại học, cô luôn cảm thấy áy náy với gia đình tôi. Bởi lẽ năm xưa, do hoàn cảnh khó khăn nên bố tôi đã nghỉ học để đi làm hỗ trợ gia đình, nuôi cô tôi ăn học đại học. Nhiều lần cô cũng muốn nghỉ học đi làm để đỡ đần bố tôi, nhưng được bố khuyên nhủ nên cô tiếp tục học.

Cuối cùng, cô đã không phụ lòng mong mỏi của bố, tốt nghiệp đại học rồi học lên tiến sĩ và làm việc tại một bệnh viện lớn. Nhờ đó, bố tôi cũng được nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng.

Tháng đầu tiên đi làm, cô đã gửi gần hết lương của mình về cho gia đình tôi. Cô còn mua cho mẹ tôi một đôi bông tai vàng, cho bố tôi một số thực phẩm chức năng và quần áo mới. Sách vở, tiền tiêu vặt của tôi và chị gái cũng đều do cô chu cấp.

Mỗi lần bố mẹ tôi nói, cô đều gạt đi:

- Anh đã nhường cơ hội cho em đi học, nếu không có anh, em sẽ không có được ngày hôm nay. Anh học giỏi như vậy, nếu lúc đó anh đi học cao lên, có thể giờ đây cuộc sống của anh cũng không kém gì em.

Cô tôi thực sự rất quan tâm đến gia đình tôi. Trong suốt bốn mùa, bố mẹ tôi chưa bao giờ tự mua sắm quần áo, tất cả đều do cô gửi về. Cô chỉ chọn những thương hiệu nổi tiếng và đắt tiền. Trong khi đó, cô và chú tôi lại ăn mặc rất giản dị. Sau nhiều năm kết hôn, họ vẫn chưa có ô tô riêng và mới chỉ mua được nhà, hàng tháng vẫn phải trả nợ khoản vay.

Cô tôi để lại một thứ trong thùng gạo trước khi rời đi, mẹ tôi tức giận cấm cô về nhà - 2
Cô rất quan tâm đến gia đình chúng tôi. (Ảnh minh họa).

Nhiều lần, mẹ tôi khuyên cô:

- Cuộc sống bên ngoài không dễ dàng, đụng tới cái gì cũng cần tiền. Em đừng chỉ nghĩ đến việc chăm sóc gia đình anh chị nữa, anh chị còn có đất đai, anh trai vẫn có thể đi làm, không khó khăn như cô nghĩ đâu.

Tuy nhiên, cô vẫn vậy. Và theo thời gian, bố mẹ tôi cảm thấy không thoải mái với chuyện này. Bởi bố mẹ tôi hiểu rằng, cô chú cũng không phải là những người có điều kiện dư dả, mỗi đồng tiền cũng phải vất vả lắm mới kiếm được. Cô chú làm nghề bác sĩ, có khi cả ngày không có thời gian ăn uống.

Mẹ tôi thương cô chú lắm mà không biết nên làm thế nào. Sau đó, mẹ tôi bắt đầu trồng thêm rau và nuôi lợn gà, hàng tháng đều đóng đồ gửi xe cho cô chú. Mỗi lần gửi, mẹ tôi đều làm thịt sẵn, nhặt rau cho sạch rồi chia thành từng phần nhỏ, sau đó hút chân không để gửi đi. Như vậy, cô chú không cần phải sơ chế nhiều trước khi nấu nữa.

Bố mẹ tôi làm thế, cô chú lại cảm thấy áy náy, nên mỗi lần về quê đều âm thầm để lại một khoản tiền. Biết thế, nên lần này trước khi cô chú đi, mẹ tôi đã lén nhét vào thùng trứng cho cô 10 triệu, nào ngờ cô lại để 20 triệu trong thùng gạo của nhà tôi.

Mẹ tôi thở dài ngao ngán, thậm chí gọi điện ngay cho cô nói thẳng:

- Lần sau cô mà cứ lén để lại tiền thế này thì không cần phải bước chân vào cái nhà này nữa đâu. Anh chị nói bao nhiêu lần rồi? Cô tôi cũng phải lo cho con cái và trả nợ nhà, áp lực sống ở thành phố lớn không hề nhỏ. Tiền kiếm được không dễ dàng gì, phải giữ lại mà phòng thân chứ?

Nói xong, mẹ tôi cúp máy luôn. Mẹ cững tâm sự với tôi rằng, đôi khi việc cho đi còn hạnh phúc hơn là nhận lại. Giờ đây, mẹ chỉ muốn nhận tình cảm, là những cuộc gọi, những lời hỏi thăm mà thôi, thế là đủ rồi.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam sắp có vắc xin tay chân miệng
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mục tiêu sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71) gây ra.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Môn Toán và Ngữ văn dự kiến không nhân hệ số 2
Thực hiện Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, dự kiến, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Hà Nội sẽ không nhân hệ số 2 với các môn thi Toán, Ngữ văn như các kỳ thi tuyển sinh trước đây.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng - là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu, người tàn tật...) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để nhận lãi.
Điều kiện về thu nhập để được hưởng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi một số tỉnh thông tin điều kiện về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để được hưởng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024).