Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 02/11/2024 17:31 (GMT+7)

'Cô đồng bát nước' bị triệu tập, động thái mới lạ gây chú ý

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi bị VTV phanh phui chiêu trò mê tín, nữ Tiktoker 'cô đồng bát nước' đã bị công an triệu tập và lập tức khóa bình luận trên trang cá nhân.

Theo VTC News, nữ TikToker có biệt danh "cô đồng bát nước" với hơn 500.000 lượt theo dõi đã gây xôn xao khi bị cơ quan chức năng triệu tập vì hành vi truyền bá mê tín dị đoan. Sau động thái này, tài khoản của cô đồng TikTok đã khóa chế độ bình luận, tránh làn sóng chỉ trích từ cư dân mạng.

'Cô đồng bát nước' bị triệu tập, động thái mới lạ gây chú ý Ảnh 1
"Cô đồng" Phan Thị Thu Trang.

Được biết đến với tên Q.P, chủ tài khoản TikTok "cô đồng bát nước" thường xuyên đăng tải các video khẳng định bản thân có khả năng “nhìn thấu số mệnh” của người khác qua những giọt nước trong bát, khiến không ít người tin tưởng và tìm đến để xem vận hạn, gia đạo, hay công danh.

Các video của cô đồng nhanh chóng thu hút lượng lớn người theo dõi và gây chú ý.

'Cô đồng bát nước' bị triệu tập, động thái mới lạ gây chú ý Ảnh 2
Ảnh: VTV.

Trong một phóng sự điều tra của VTV với tiêu đề "Truyền bá mê tín dị đoan từ chiêu trò xem bói qua bát nước", hai phóng viên vào vai một cặp vợ chồng mong con đã tìm đến cô đồng Q.P. Tại đây, sau khi bỏ tiền lễ và thực hiện các thủ tục đơn giản, cô đồng bắt đầu đưa ra những phán đoán, cảnh báo đầy mê tín.

Theo thông tin từ phóng sự, mỗi ngày cô đồng này tiếp đón khoảng 30-40 khách, thu về khoảng 20 triệu đồng từ tiền lễ 500.000 đồng mỗi người. Tuy nhiên, mục đích chính là thuyết phục khách hàng làm lễ trình đồng mở phủ, với chi phí có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

'Cô đồng bát nước' bị triệu tập, động thái mới lạ gây chú ý Ảnh 3
Phơi bày chiêu trò xem bói “bát nước” trên TikTok, cô đồng bị triệu tập khẩn cấp.

Vào cuối tháng 5/2024, cô đồng này đã từng bị Công an quận xử phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan. Mặc dù đã bị nhắc nhở, cô vẫn tiếp tục hoạt động nhờ lợi nhuận khổng lồ từ hình thức xem bói qua TikTok. Sau khi phóng sự VTV được công bố, các cơ quan chức năng đã tiến hành triệu tập cô đồng TikTok để điều tra và xử lý các hành vi sai phạm.

Hiện tại, trang cá nhân của cô đồng đã khóa chế độ bình luận sau khi bị triệu tập, động thái này tiếp tục khiến dư luận dậy sóng. Nhiều người lên án việc lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi và kêu gọi cần có các biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan trên mạng xã hội.

Cùng chuyên mục

Cảnh giác khi truy cập 20 trang web đang bị giả mạo trên không gian mạng
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân, cảnh giác khi truy cập 20 trang web đang bị giả mạo trên không gian mạng, gồm: 4 trang web giả mạo Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm; 2 website giả mạo Công ty TNHH Aeon Việt Nam; 3 trang web giả mạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; 2 trang giả mạo Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh; 2 trang giả mạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); 2 trang giả mạo Văn phòng Chính phủ.
Cảnh giác lừa đảo mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Trong số này, mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo là một trong những trò lừa đảo được người dân thông tin nhiều nhất.

Tin mới

Cảnh giác khi truy cập 20 trang web đang bị giả mạo trên không gian mạng
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân, cảnh giác khi truy cập 20 trang web đang bị giả mạo trên không gian mạng, gồm: 4 trang web giả mạo Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm; 2 website giả mạo Công ty TNHH Aeon Việt Nam; 3 trang web giả mạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; 2 trang giả mạo Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh; 2 trang giả mạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); 2 trang giả mạo Văn phòng Chính phủ.
Từ năm 2025, sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử có thể bị phạt tù
Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ, cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Điều đó có nghĩa, từ đầu năm tới, thuốc lá điện tử sẽ bị coi là hàng cấm nên người sản xuất, kinh doanh, sử dụng mặt hàng này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.