Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ tư, 25/08/2021 15:30 (GMT+7)

Chủ tịch Hà Nội thị sát ổ dịch Covid-19 'nóng nhất' thành phố với 42 ca dương tính

Theo dõi GĐ&PL trên

'Toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm. Ai không thực hiện phải đưa đi cách ly tập trung', Chủ tịch Hà Nội nêu rõ khi thị sát 'ổ dịch' ở Thanh Xuân.

Đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở

Sáng 25/8, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Vào đầu giờ sáng 25/8, Chủ tịch Hà Nội đã đến kiểm tra việc thực hiện giãn cách trong khu phong tỏa tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

Ông đã đi thị sát từng đường đi lối lại trong khu vực. Đáng chú ý, trong thời điểm Chủ tịch Hà Nội đi kiểm tra, một số người dân vẫn đi lại trong khu phong tỏa.

Trước thực tế này, người đứng đầu UBND TP Hà Nội nêu rõ đây là những "lỗ hổng" trong "vùng đỏ" rất nguy hiểm và yêu cầu bố trí các chốt trực thành 3 lớp, đảm bảo nghiêm giãn cách nhà với nhà, người với người trong khu cách ly...

Tại buổi làm việc, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại quận Thanh Xuân đã có 10/11 phường ghi nhận ca bệnh Covid-19.

Riêng ở ổ dịch tại ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung đến nay đã ghi nhận 42 ca dương tính SARS-CoV-2.

Chủ tịch Hà Nội thị sát ổ dịch Covid-19 nóng nhất thành phố với 42 ca dương tính - Ảnh 1.
Chủ tịch Hà Nội (áo trắng, ngoài cùng bên phải) khi đi thị sát, kiểm tra.

Sở Y tế đề nghị quận Thanh Xuân tăng cường lực lượng, bố trí chốt trực ở các ngách trong các khu phong tỏa ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi.

Thành lập ít nhất 15 tổ giám sát Covid-19 để thực hiện kiểm soát, kịp thời lẫy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần để nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, qua đánh giá sơ bộ, ở vùng lân cận nơi phát sinh ca bệnh trong ổ dịch này, có thể có nguồn lây là người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở.

Do đó, ông Tuấn đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở để sàng lọc nguy cơ.

Chỉ đạo tại buổi kiểm tra, Chủ tịch Hà Nội đã nêu việc liên tiếp trong các tuần qua nhiều "vùng đỏ", "điểm nóng" xuất hiện đã được kiểm soát từng bước ở một số quận huyện theo từng tuần và "hiện nay Thanh Xuân đang là địa bàn nguy cơ cao nhất".

Để tập trung xử lý ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung, ông Chu Ngọc Anh nêu rõ một số việc cần làm ngay.

Cụ thể, các biện pháp, nguyên tắc đã đặt ra cụ thể, các lực lượng chức năng cần tăng cường giám sát chặt khu phong tỏa.

"Cách gì thì cách, không thể để nhà F0 mà không có dấu hiệu cảnh báo. Lực lượng y tế và công an cần vào cuộc ngay, từ yếu tố dịch tễ, khoanh chặt vùng lõi trong khu phong tỏa.

"Vùng đỏ nhất" trong "vùng đỏ" phải được thiết lập khu vực riêng. Tuyệt đối không để người dân nhà này sang nhà kia. Phải có cách làm cụ thể, mạnh mẽ để thực hiện việc này", ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải thiết lập chốt ở đúng vùng trọng điểm, khóa cứng vùng lõi trong ổ dịch, sau đó mới tới vai trò tự quản của nhân dân; huy động đoàn thể tham gia, tính toán phương án an toàn cho người cao tuổi tham gia giám sát cộng đồng.

Toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cũng lưu ý, người trong các khu tập thể ở địa bàn phải "ai ở đâu ở nguyên đó" để giữ nguyên hiện trạng phục vụ công tác truy vết nhanh chóng hơn.

"Đây không chỉ chuyện của một phường. Có thể huy động lực lượng các cấp để chi viện trong lúc nóng bỏng", ông Anh nói thêm.

Liên quan đến việc xét nghiệm, Chủ tịch UBND TP đánh giá, từ căn cứ khoa học, việc lấy mẫu chưa "quét" trúng "vùng đỏ, nhóm đỏ", nên mới có chuyện bùng phát dịch bệnh.

Vì vậy, Thanh Xuân cần xem xét nghiệm theo dịch tễ, di biến động của F0, F1, tranh thủ từng giờ, từng ngày để nhanh chóng sàng lọc.

"Toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm. Ai không thực hiện thì phải đưa đi cách ly tập trung", Chủ tịch Hà Nội nêu rõ và đặt câu hỏi: "Bà con có biết mình đang ở khu vực nguy cơ nhất thủ đô không?".

Ông yêu cầu công tác tuyên truyền phải hiệu quả hơn để người dân nhận thức đúng, thực hiện nghiêm giãn cách.

Chủ tịch Hà Nội cũng đặc biệt yêu cầu quận Thanh Xuân phải ưu tiên đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ chu đáo hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu phong tỏa.

"Phải chặn dịch bệnh ngay từ gốc, phải nhanh hơn nữa, chú ý từng việc nhỏ. Thiếu ở đâu thì quận phải quyết ngay. Các Sở ngành phải bám cơ sở cùng quận để nhanh chóng xử lý khu vực nguy cơ rất cao này", ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh thêm.

Trước đó, trưa 25/8, CDC Hà Nội đã thông báo, phát hiện thêm 50 ca mắc Covid-19, trong đó, tại Thanh Xuân ghi nhận thêm 23 ca dương tính SARS-CoV-2, ngoài ra có 1 ca ở Trung Văn (Nam Từ Liêm) bán thuốc tại ngõ 328 Nguyễn Trãi.

Cùng chuyên mục

Vì sao EVN tiếp tục lỗ?
Trước thông tin về số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2023, dù trước đó, tập đoàn này đã được chấp thuận tăng giá điện hồi tháng 5/2023, theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), với giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao như hiện nay đã ảnh hưởng đến chi phí phát điện của doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Sẽ nới tiêu chí mua nhà ở xã hội
Theo Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trước đây có 3 tiêu chí xác định người được mua nhà ở xã hội là cư trú, thu nhập và diện tích nhà ở thì ở dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở sẽ bỏ yêu cầu về cư trú. Tiêu chí về mức thu nhập cũng sẽ được nâng cao hơn. Diện tích nhà ở nếu trước đây quy định trung bình phải dưới10 m2/người thì thời gian tới sẽ giao cho Chính phủ tùy theo từng thời kỳ có thể xem xét nâng lên 15m2 giống như các nước trong khu vực.
Hà Nội thông qua mức hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Mức hỗ trợ cho người được cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế là 30.000.000 đồng/người. Trường hợp phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế tử vong trong quá trình cấp cứu và điều trị thì được hỗ trợ thêm 20.000.000 đồng/người cho đại diện thân nhân có người tử vong.

Tin mới

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.