Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 09/06/2021 09:50 (GMT+7)

Cáp treo Fansipan và những khát vọng thanh xuân 

Theo dõi GĐ&PL trên

Hành trình xây dựng tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan không hề dễ dàng. Vậy mà họ, những công nhân, kỹ sư Sun Group còn rất trẻ, đã khiến cả chuyên gia Doppelmayr hàng đầu thế giới cũng phải thay đổi cách nhìn về người Việt.

Khát vọng đổi đời

“Nếu không làm việc ở Sun Group thì cũng không biết sẽ làm gì khi đó”, đôi mắt chàng trai người Mông Má A Tông chợt tối lại khi nhớ về những ngày xưa cũ.

01-1-1623206797.jpg
Căn nhà cũ dột nát của Má A Tông.

Gia cảnh nghèo khó, Tông và vợ đêm ngày vất vả với nghề nông vẫn không đủ lo cho gia đình nhỏ. Rồi may mắn, anh được nhận vào làm dự án cáp treo Fansipan. “Lúc đầu cũng chỉ nghĩ đơn giản là kiếm một công việc để trang trải cuộc sống mà thôi”- Má A Tông hồi tưởng. Anh chọn làm việc trên đỉnh bởi “Làm trên đó lương gấp đôi nên cố gắng”. Và Tông đã bước vào những chuỗi ngày gian khó nhất trong đời.

“Trên đó rất là lạnh, nhất là khi có băng tuyết”, Má A Tông nhớ lại, “Đi làm mà tay tê buốt đến tận óc, ủng đầy tuyết”. Thời gian đầu chưa có cáp công vụ, thiếu thốn từ điện, nước đến thức ăn. Anh em có khi cả tháng chỉ tắm 1 lần, người hôi đến mức giờ nghĩ lại vẫn lợm giọng. Vậy mà Tông “trụ” trên Fansipan hơn 2 năm trời, có khi 3-4 tháng mới về nhà một lần. Khát vọng thay đổi cuộc sống chính là động lực giúp anh cần mẫn làm việc, bất chấp khó khăn, để rồi chỉ sau một thời gian, Má A Tông đã có thể chu cấp cho vợ con cuộc sống tốt hơn, trả hết nợ nần. Anh còn được công ty hỗ trợ mua xe máy, xây tặng nhà, cuộc sống gia đình ổn định. 

02-1-1623206797.jpg
Má A Tông cùng gia đình sống trong căn nhà được xây mới khang trang năm 2017.

Cũng không biết từ khi nào, Má A Tông thấy mình ngày càng gắn bó, tự hào với công việc. “Thấy mình làm cáp treo, mọi người trong bản tôn trọng và yêu quý mình hơn hẳn. Đó là bởi nhờ có cáp mà cuộc sống người Sa Pa tốt lên từng ngày”, Tông cho biết, anh rất tự hào khi những thay đổi của quê hương có một phần đóng góp của mình.

Vì một niềm tự hào Việt Nam

Năm Nguyễn Xuân Hậu ra nhập đội xây cáp treo trong vai trò phiên dịch, anh mới 23 tuổi. Với tất cả những háo hức và nhiệt huyết tuổi trẻ, Hậu khẳng định chắc nịch với sếp “em sẽ làm đến hết dự án,” mà chưa hề biết đến sự khắc nghiệt của đỉnh Fansipan.

Bên cạnh những ám ảnh phải leo bộ mỗi ngày lên đỉnh, về cái lạnh đến đông cứng cả tâm hồn ở Fansipan, thì làm việc với chuyên gia nước ngoài cũng không phải trải nghiệm dễ dàng.

03-1623206796.jpg
Nguyễn Xuân Hậu trao đổi cùng chuyên gia nước ngoài khi xây dựng cáp treo Fansipan.

“Tính kỷ luật của Tây rất cao, người Việt mình vì nhiều lý do đôi khi chậm tiến độ, vì vậy mà nảy sinh nhiều căng thẳng” – Hậu nhớ lại. Đỉnh điểm là khi dưới sức ép tiến độ, các chuyên gia đã ra điều kiện 3 ngày phải vận chuyển đầy đủ vật tư để họ làm việc, nếu không họ sẽ về nước. Khi ấy cậu phiên dịch trẻ đã được giao “toàn quyền quyết định”, miễn sao đảm bảo yêu cầu của chuyên gia. Vậy là trong 2 ngày, dưới sự điều phối của Hậu, anh em đã dốc sức chia ca, làm từ 6h sáng hôm trước đến 2, 3h sáng hôm sau, liên tục không nghỉ. “Mình nhớ khi ấy đã tuyên bố rằng nếu 2 ngày không hoàn thành, đội chúng tôi sẽ giải tán. Lúc đó, thật sự là lấy danh dự người Việt ra để hứa. Chỉ có thành công, các bạn Tây mới tin tưởng người Việt nói được làm được”, Hậu chia sẻ.

Không chỉ 2 ngày, 8 tháng sau, họ vẫn duy trì tốc độ làm việc thần tốc như thế. Dự án về đích đúng tiến độ, còn các chuyên gia đã “Có một sự tôn trọng rõ ràng đối với người Việt chúng ta” – Hậu khẳng định. Thậm chí, rất nhiều vấn đề họ đã phải lắng nghe và đồng thuận với giải pháp, phương án của kỹ sư Việt. “Đó là bởi những anh em xây cáp khi ấy đều chung một khát vọng lớn, khát vọng chứng tỏ được bản thân, của tự tôn dân tộc” Hậu nhận định.

Khao khát thay đổi những vùng đất

Năm 2014, anh Trần Vinh, kỹ sư phụ trách cơ khí, lắp đặt cùng các đồng đội Trần Công Mỹ và Nguyễn Văn Mùi...- và những “chiến sĩ” chủ chốt xây dựng cáp treo Bà Nà, được điều gấp đến Sa Pa gỡ khó cho cáp treo Fansipan.

04-1-1623206796.jpg
“Ba chàng lính ngự lâm” Trần Vinh, Trần Công Mỹ và Nguyễn Văn Mùi cùng đồng đội leo bộ lên đỉnh Fansipan những năm tháng xây dựng cáp treo.

Dù đã từng “chinh chiến” tại Bà Nà, nhưng lần đầu thấy núi rừng Fansipan, anh Vinh không khỏi hoang mang: “Chỉ thấy một màu xanh phủ sương khói, không biết đỉnh nào là đỉnh Fansipan”. Khi chưa có cáp công vụ, chưa có điện, chưa có sóng điện thoại… 3 chàng “lính ngự lâm” đã nếm trải đủ mùi vị khắc nghiệt nhất của núi rừng Tây Bắc. “Đôi khi ranh giới giữa cái sống và cái chết trên Fansipan chỉ cách một bước chân” – anh Mùi hồi tưởng.

Tuy nhiên, chưa khi nào họ có ý định bỏ cuộc. Sĩ diện nghề nghiệp chỉ là một phần nhỏ lý do, động lực lớn nhất để họ cống hiến hết mình là ý niệm sẽ biến Sa Pa thành một “Đà Nẵng của tương lai”. “Anh em đã sát cánh cùng tập đoàn từ những ngày đầu năm 2007, góp một phần công sức xây dựng Đà Nẵng phát triển như vậy thì phải cố gắng đưa vùng đất mới này đổi thay như thế” – Trần Công Mỹ nói.

“Chúng tôi tới Sa Pa, đầu tiên là vì công việc được giao, nhưng rồi thấy sự kỳ vọng của người dân và lãnh đạo Sa Pa vào công trình, chúng tôi biết mình sẽ phải hoàn thành cáp treo bằng mọi giá”, anh Mùi tiếp lời Mỹ, “Fansipan là dự án mà lãnh đạo Sun Group không hề ép tiến độ vì họ hiểu sự khó khăn, vất vả của dự án. Nhưng từ cấp quản lý, kỹ sư tập đoàn đến các công nhân nhà thầu, ai cũng tự đặt cho mình tiến độ nhanh nhất có thể. Sức ép và cũng là mong muốn duy nhất của những người làm cáp treo khi ấy chính là được chứng kiến từ người già đến trẻ nhỏ, chạm tay vào nóc nhà Đông Dương”.

05-1623206797.jpg
Nhờ có cáp treo Fansipan, mọi du khách từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể chạm tới “Nóc nhà Đông Dương”.

Họ đã gửi một phần thanh xuân vào núi rừng Fansipan, trong hành trình làm nên tuyến cáp treo đạt hai kỷ lục thế giới. Và cũng chính họ đã khiến các chuyên gia nước ngoài phải nể phục một tinh thần, ý chí Việt Nam, khi có thể kéo cáp bằng tay chứ không dùng trực thăng như chuyên gia Tây vẫn làm, xây trụ bằng những đôi vai trần vận chuyển nguyên vật liệu trên đỉnh, chứ không phải bằng đưa xe ủi lên núi. Cáp treo Fansipan thành công, đó không chỉ là niềm tự hào của những người trẻ Sun Group năm nào, mà còn là mốc son đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của một Sa Pa ngày càng hấp dẫn, bài bản và chuyên nghiệp trong cách làm du lịch.  

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm “mùa hè rực rỡ” tại Đà Nẵng với chi phí tối ưu
Không khí lễ hội đã tưng bừng tại Đà Nẵng với sự tái xuất của DIFF - Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025. Đây là vài bí kíp giúp bạn khéo léo tận dụng ưu đãi từ các kênh thanh toán số, thẻ tín dụng để tận hưởng lễ hội pháo hoa tại Đà Nẵng với chi phí tối ưu.
Michelin Guide 2025 tại Việt Nam ghi nhận con số kỷ lục với tổng cộng 181 cơ sở ẩm thực được vinh danh 
Tối ngày 5/6/2025, tại khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, lễ công bố Michelin Guide Vietnam 2025 với sự đồng hành của đối tác điểm đến - Tập đoàn Sun Group đã chính thức diễn ra, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp cuốn cẩm nang ẩm thực danh giá hàng đầu thế giới hiện diện tại Việt Nam và khiến cộng đồng yêu ẩm thực dậy sóng. 
Tinh hoa văn hóa Á – Âu hội tụ trong đêm khai mạc lễ hội pháo hoa DIFF 2025
Ngày 31/5, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2025 sẽ chính thức khai mạc với chủ đề “Tinh hoa văn hóa”. Trong đêm mở màn, đội chủ nhà Đà Nẵng sẽ tái hiện bản sắc Việt qua màn trình diễn đậm đà văn hóa dân tộc, trong khi đương kim vô địch Phần Lan hứa hẹn mang vẻ đẹp huyền ảo của cực quang Bắc Âu thắp sáng bầu trời sông Hàn.
Bản đồ du lịch Hà Nội có thêm tour đêm "Tiếng chuông Trấn Vũ"
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận Ba Đình (31/5/1961 – 31/5/2025), UBND quận Ba Đình (thành phố Hà Nội), Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh phối hợp với các nhà nghiên cứu và đơn vị lữ hành xây dựng Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ”, dự kiến ra mắt vào cuối tháng 5/2025 và chính thức vận hành từ tháng 8/2025.

Tin mới

Sức hút Blanca City khi Vũng Tàu trở thành “đô thị biển động lực” của TP.HCM mới
Khi mọi con mắt dồn chú ý vào “siêu đô thị” mới sau hợp nhất, Vũng Tàu cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với những dự án hạ tầng liên vùng và chiến lược phát triển vươn tầm quốc tế. Tại đây, “Thành phố trắng bên đại dương” Blanca City nổi lên như biểu tượng phồn thịnh mới, hội tụ giá trị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư ngay trung tâm Bãi Sau nhờ mô hình "all-in-one" và hệ tiện ích khổng lồ.
7 lý do hàng đầu khiến các thương hiệu lớn luôn ưu tiên công ty sự kiện uy tín
Trong một thế giới nơi hình ảnh thương hiệu đóng vai trò sống còn, các thương hiệu lớn luôn đặc biệt cẩn trọng khi tổ chức bất kỳ sự kiện nào. Từ lễ ra mắt sản phẩm, hội nghị khách hàng, đến các hoạt động nội bộ hay PR cộng đồng – mọi sự kiện đều phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài bản và chỉn chu đến từng chi tiết.
Vì sao bất động sản lõi trung tâm luôn là cuộc săn đón không có điểm dừng?
Từ Manhattan (New York), The Peak (Hong Kong) đến Ginza (Tokyo), hay Đà Nẵng (Việt Nam), bất động sản giữa “trái tim” các siêu đô thị luôn là "tài sản sưu tầm" được giới tinh hoa săn đón. Bởi, giá trị của chúng không chỉ nằm ở tiện ích hay thiết kế, mà còn ở việc nắm giữ vị trí độc bản, không thể sao chép, tôn vinh vị thế chủ nhân.
Quốc hội chính thức thông qua phương án 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh và có hiệu lực ngay
Sáng ngày 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 461/465 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Từ ký ức mất mát đến hành trình chữa lành: Câu chuyện của người phụ nữ mang sức khỏe đến cộng đồng
Từng bất lực nhìn cha rời xa vì bệnh tật, Trần Thị Huyền Trang - một người phụ nữ bình dị tại Mê Linh (Hà Nội) - đã chọn bước ra từ nỗi đau để lan tỏa sức khỏe chủ động đến cộng đồng. Không phô trương, không ồn ào, câu chuyện của chị là minh chứng rằng từ vết thương, ta vẫn có thể gieo lên những mầm sống bền bỉ và nhân hậu.
Bệnh viện Đại Học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cấp cứu thành công bệnh nhân uống thuốc còn nguyên vỏ
Nhập viện trong tình trạng nuốt đau, khó thở, bác sĩ phát hiện một viên thuốc còn nguyên vỏ đang kẹt lại trong thực quản của bệnh nhân. Uống thuốc còn nguyên vỉ là một trường hợp hy hữu nhưng đầy cảnh báo, một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc.