Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/08/2021 11:45 (GMT+7)

Cấp 'khống' giấy đi đường: Hành vi giả mạo có thể xử lý hình sự

Theo dõi GĐ&PL trên

Các Luật sư nhận định, việc tổ chức hay cá nhân đứng đầu thực hiện làm, cấp giả để người sử dụng giấy tờ không đúng quy định, giấy tờ giả nhằm hợp thức hoá thủ tục để được qua chốt kiểm soát dịch vì lợi ích cá nhân là vi phạm quy định pháp luật.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, để đảm bảo việc giãn cách xã hội có hiệu quả, TP. Hà Nội và một số tỉnh thành đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết. Theo đó, các tổ chức phải cấp giấy đi đường cho cá nhân thuộc đơn vị mình để xuất trình chứng minh với cơ quan chức năng khi kiểm tra. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện rất nhiều các tổ chức cấp khống giấy đi đường cho các cá nhân không phải là người thuộc đơn vị mình. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh khi các cơ quan chức năng không thể kiểm soát lịch trình của những đối tượng này.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Cận, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, việc tổ chức hay cá nhân đứng đầu thực hiện làm, cấp giả giấy đi đường để người sử dụng giấy tờ không đúng quy định, giấy tờ giả nhằm hợp thức hoá thủ tục để được qua chốt kiểm soát dịch vì lợi ích cá nhân ngoài việc bị xử phạt hành chính thì họ còn có thể bị xử lý hình sự về hành vi vi phạm của mình. Nếu cơ quan chức năng xác định các công ty cấp giấy đi đường cho người không làm việc tại doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự về hành vi giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự 2015.

“Đối với người sử dụng giấy đi đường, trường hợp biết đây là giấy không đúng nhưng vẫn dùng để thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng có thể bị xử lý hình sự về hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức theo Điều 341, Bộ Luật hình sự”, Luật sư Cận cho biết.

Luật sư Nguyễn Thành Vàng, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai cho rằng, giấy đi đường là biện pháp để kiểm soát việc di chuyển, ra đường khi thực sự có lý do cần thiết trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc nhiều đơn vị cấp giấy xác nhận cho người quen hoặc người thân trong gia đình mà người này không phải là nhân viên của công ty hoặc thuộc các đơn vị, lực lượng chức năng được phép cấp giấy đi lại trong thời gian giãn cách là vi phạm quy định pháp luật.

Ngoài việc người sử dụng giấy đi đường trái quy định bị phạt, thì doanh nghiệp cấp giấy cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi cấp giấy đi đường sai mục đích, không đúng đối tượng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

“Đây là hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nên doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/NĐCP ngày 28/09/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”, Luật sư Vàng cho biết.

Việc xử lý mạnh tay các đơn vị cấp "khống" giấy đi đường, có ý kiến cho rằng nếu phát hiện các cơ quan chức năng cần thiết có thể rút giấy phép kinh doanh để mang tính răn đe, phòng ngừa chung?. Các Luật sư cho rằng, hiện nay việc xử phạt căn cứ theo Nghị định 117/2020/NĐCP xử phạt vi phạm hành chính và chưa có quy định hình thức xử phạt bổ sung là thu hồi giấy phép kinh doanh. Do đó, việc đề xuất bổ sung hình phạt thu hồi giấy phép cần phải tiến hành sửa đổi Nghị định mà việc này cần thời gian để ban hành và sửa đổi.

Cùng chuyên mục

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.