Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/02/2022 07:20 (GMT+7)

Các bước nhận hỗ trợ chế độ từ BHXH khi bị F0

Theo dõi GĐ&PL trên

Tôi bị nhiễm Covid-19 và phải điều trị tại nhà. Vậy, tôi muốn hỏi, tôi được nghỉ làm bao lâu và các bước để nhận hỗ trợ ốm đau từ bảo hiểm xã hội (BHXH) thực hiện thế nào? Bạn đọc Q. L (Hà Nội) có hỏi.

Người lao động bị nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật BHXH 2014. Theo Điều 26 của Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

(i) Nếu làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

(ii) Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật BHXH 2014).

Theo Công văn 238/BYT-KCB, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ. Cụ thể, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động là F0 cần thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp là trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản. Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật BHXH 2014).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Cùng chuyên mục

Xe bị tạm giữ hư hỏng ai chịu trách nhiệm?
Bộ Công an vừa có nội dung trả lời người dân về việc trong quá trình xe vi phạm giao thông bị tạm giữ nhưng xảy ra hư hỏng phương tiện. Khi đó người vi phạm hay cơ quan chức năng sẽ phải chịu trách nhiệm?
Thu nhập ADN để làm Căn cước từ 01/7/2024 như thế nào?
ADN, giọng nói, mống mắt là các trường thông tin hoàn toàn mới sẽ được tích hợp, lưu trữ tại mẫu thẻ Căn cước cấp từ ngày 01/7/2024. Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024 sẽ được thực hiện như thế nào?
Uống rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt
Theo quy định hiện nay, người điều khiển xe gắn máy uống rượu bia khi thấy Cảnh sát giao thông hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn thì xuống dắt xe đi bộ nhằm tránh việc kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thì có thể coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng hay không và việc uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không?

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.