Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/02/2025 15:32 (GMT+7)

Các bệnh viện Nhật Bản chật vật vì chi phí tăng và trợ cấp COVID-19 kết thúc

Theo dõi GĐ&PL trên

Các bệnh viện tại Nhật Bản đang phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng vì chi phí hàng hóa và nhân công tăng cao gây áp lực ngày càng lớn lên hoạt động của họ.

Các bệnh viện Nhật Bản chật vật vì chi phí tăng và trợ cấp COVID-19 kết thúc

Báo cáo do Cơ quan Phúc lợi và Dịch vụ Y tế công bố vào ngày 31/1 cho thấy, khoảng 50% số bệnh viện đa khoa ở Nhật Bản đang hoạt động thua lỗ trong năm tài chính 2023. Biên lợi nhuận cho các dịch vụ y tế, bao gồm cả điều trị, cũng là mức thấp nhất kể từ năm tài chính 2007, khi dữ liệu tương ứng được công bố. Các hiệp hội bệnh viện đã cảnh báo rằng nhiều cơ sở đang bên bờ vực phá sản và kêu gọi Bộ Y tế Nhật Bản hỗ trợ tài chính khẩn cấp.

Cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy biên lợi nhuận từ các dịch vụ y tế tại các bệnh viện đa khoa - các cơ sở có ít nhất 20 giường không chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào, ngoại trừ bệnh viện tâm thần - vẫn ở mức dương cho đến năm tài chính 2019.

Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống mức âm 1,1% trong đại dịch COVID-19 và tiếp tục giảm xuống mức âm 2,3% trong năm tài chính 2023.

Trong thời kỳ đại dịch, mặc dù biên lợi nhuận từ các dịch vụ y tế ở mức âm, nhưng nhiều bệnh viện vẫn có lãi về thu nhập hoạt động nhờ các khoản trợ cấp COVID-19 của chính phủ. Tuy nhiên, sau khi trợ cấp bị cắt vào tài khóa 2023, tình hình tài chính của họ xấu đi nhanh chóng.

Năm hiệp hội bệnh viện, trong đó có Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản, Hiệp hội Bệnh viện toàn Nhật Bản và Hiệp hội Tập đoàn Y tế Nhật Bản, vào ngày 22/1 đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế Takamaro Fukuoka hỗ trợ tài chính. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản Takao Aizawa cho biết chi phí tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng doanh thu và nếu không có biện pháp nào được thực hiện, hệ thống bệnh viện của đất nước sẽ sụp đổ.

Tại Nhật Bản, chi phí dịch vụ y tế do nhà nước quy định và bệnh viện không được phép tăng thêm phụ phí để bù đắp chi phí leo thang. Mặc dù có đợt điều chỉnh tăng 0,88% cho tiền lương của nhân viên y tế và chi phí liên quan trong năm 2024, các bệnh viện vẫn than phiền rằng mức tăng này là "quá ít".

Chủ tịch Hiệp hội các tập đoàn chăm sóc sức khỏe Nhật Bản Shigeaki Kano đã cảnh báo các bệnh viện tư nhân có thể sớm biến mất. Ông kêu gọi chính phủ cần thay đổi mức phí dịch vụ y tế hiện tại mà không cần chờ đến lần điều chỉnh tiếp theo vào năm 2026.

Về tổng thể, doanh thu từ các dịch vụ y tế đã tăng lên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc đắt tiền, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư có giá hàng triệu yen. Những loại thuốc đắt tiền này cũng đi kèm với chi phí quản lý cao, khiến bệnh viện gần như không có lợi nhuận.

Các bệnh viện tại Nhật Bản phải cải thiện hiệu quả để tồn tại. Dân số giảm và các yếu tố khác đang làm giảm nhu cầu về dịch vụ y tế. Số lượng giường bệnh trống tăng lên và chi phí vận hành bệnh viện cũng tiếp tục theo chiều hướng này.

Bộ Y tế Nhật Bản đã nỗ lực giảm số giường bệnh xuống mức phù hợp, cũng như thúc đẩy tái cấu trúc và chuyên môn hóa bệnh viện. Trong ngân sách bổ sung năm 2024, Bộ Y tế đã phân bổ khoảng 130 tỷ yen hỗ trợ khẩn cấp cho các cơ sở y tế. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các bệnh viện giảm công suất giường bệnh hoặc đầu tư trang thiết bị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, một số người chỉ ra rằng các bệnh viện riêng lẻ không còn có thể tự duy trì hoạt động chỉ bằng nỗ lực quản lý.

Mặc dù tỷ lệ sử dụng giường bệnh gần đây đã đi lên nhưng vẫn chưa theo kịp chi phí lao động tăng và giá cả hàng hóa tăng vọt. Ban quản lý các bệnh viện cũng phải chịu gánh nặng chi phí cao cho việc cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử, có thể lên tới hàng trăm triệu yen.

Cùng chuyên mục

Canada tiếp tục thắt chặt việc cấp giấy phép du học cho sinh viên
Ngày 24/1, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) thông báo sẽ tiếp tục giới hạn số lượng sinh viên quốc tế mới được phép nhập cảnh vào nước này trong năm nay, khi chính phủ đang nỗ lực giảm bớt áp lực về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.
Xác nhận 179 người thiệt mạng, 2 người được cứu - Sự cố không liên quan đến vấn đề bảo dưỡng hay lịch trình bận rộn
Theo hãng tin Yonhap, cơ quan cứu hỏa Hàn Quốc vừa xác nhận ngoại trừ 2 người được cứu, tất cả 179 người còn lại trên máy bay của hãng hàng không Jeju Air gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay Muan, huyện Muan, tỉnh Nam Jeolla của nước này trước đó cùng ngày đã thiệt mạng.

Tin mới

Khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán qua các công ty quản lý quỹ ảo
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán qua các công ty quản lý quỹ ảo, website, ứng dụng đầu tư chứng khoán ảo với lợi nhuận cao, hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn, bởi đó chính là những cái bẫy được giăng ra nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. người Không vội vàng chuyển tiền cho những đối tượng hoặc tổ chức lạ khi chưa xác minh được danh tính.
Nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội, thuế có hiệu lực
Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; bãi bỏ mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế... là những chính sách mới đáng chú ý về bảo hiểm xã hội, thuế từ tháng 02/2025.
Bước tiến của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân đang xây dựng dấu ấn nhất định trên lĩnh vực điện ảnh, chẳng thua kém độ ảnh hưởng khi 'đối đầu' với 2 nàng hậu đình đám khác của Vbiz.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng mạng internet của trẻ em
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng sẽ thực hiện kiểm soát, kiểm tra độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Triển khai biện pháp bảo vệ trẻ em và giới hạn giờ chơi trò chơi điện tử trên mạng đối với trẻ em, người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.