Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 07:49 (GMT+7)

Bộ TT&TT tiếp tục thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp viễn thông về SIM rác

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, còn tình trạng SIM không chính chủ, không xác định được người sử dụng dịch vụ mặc dù nhiều biện pháp quản lý đã được triển khai.

Theo Bộ TT&TT, các phản ánh của người dân cho thấy, hiện vẫn có nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng SIM rác để gọi điện thoại, giả danh cán bộ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, sàn thương mại điện tử… để dụ dỗ, đe dọa, chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, từ phản ánh của người dân, trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri tiếp tục kiến nghị có các giải pháp quản lý SIM rác của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và kịp thời thông tin, tuyên truyền và ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.Về vấn đề này, Bộ TT&TT cho biết, từ năm 2023 đến nay, với sự phối hợp tích cực của Bộ Công an, Bộ TT&TT đã hướng dẫn, đôn đốc các nhà mạng đối soát, bảo đảm 100% SIM thuê bao di động (hơn 125 triệu thuê bao đã được đối soát - qua đó xử lý 17 triệu (chuẩn hoá 11 triệu, chặn 06 triệu)) có thông tin trùng khớp với thông tin được đối soát trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó bảo đảm các SIM thuê bao hiện nay đều có thông tin đầy đủ, đúng quy định.Tuy vậy, vấn đề còn tồn tại hiện nay là tình trạng SIM không chính chủ, không xác định được chính xác người sử dụng dịch vụ dù có thông tin đầy đủ, đúng quy định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ TT&TT xác định để xử lý SIM không chính chủ sẽ cần sự tham gia của cả nhà mạng và người dân. Do đó, sắp tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà mạng triển khai nhắn tin thông báo quy định tại Luật Viễn thông (chủ thuê bao sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết) từ đó đề nghị người dân chủ động rà soát, đảm bảo SIM chính chủ và thông tin cá nhân của mình đang không bị sử dụng để kích hoạt cho SIM không sở hữu;

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo SIM chính chủ.

Bộ TT&TT cũng sẽ tiếp tục chủ động thanh, kiểm tra các doanh nghiệp viễn thông và nếu phát hiện SIM có thông tin không đúng quy định sẽ xử lý nghiêm vi phạm (dừng phát triển thuê bao). Bộ TT&TT đã thông báo từ ngày 15/4/2024, nếu phát hiện vi phạm về SIM rác, Bộ sẽ đình chỉ phát triển thuê bao mới của doanh nghiệp viễn thông.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an, các đơn vị liên quan trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về SIM rác, SIM không chính chủ, trong đó làm rõ trách nhiệm của các bên (doanh nghiệp, người sử dụng) và xử lý nghiêm vi phạm;

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chủ động cập nhật, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong việc chủ động phát hiện, xử lý SIM không chính chủ.

Cùng chuyên mục

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Hà Nội đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm giao thông: Cân nhắc thời điểm áp dụng và sự đồng thuận của người dân
Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại TP. Hà Nội là một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện cần được cân nhắc kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến của người dân, đồng thời kết hợp với nhiều giải pháp hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả lâu dài và xây dựng văn hóa giao thông văn minh trên địa bàn thành phố.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.